Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Đường hô hấp trên bao gồm xoang, mũi, hầu họng và thanh quản. Không khí sẽ đi vào từ mũi xuống đến khí quản, rồi vào tới phổi. Các khu vực của đường hô hấp trên khi bị viêm sẽ được đặt tên cụ thể như:
- Viêm mũi: viêm khoang mũi
- Viêm xoang/viêm mũi họng: Nhiễm trùng xoang
- Viêm xoang nằm quanh mũi
- Viêm họng và viêm amidan
- Viêm thanh quản
- Viêm khí quản
Nhiễm trùng đường hô hấp trên rất thường gặp cả ở trẻ em và người lớn
Nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân đi khám, và cũng là nguyên nhân khiến trẻ em nghỉ học nhiều nhất.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi ra không khí.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên thường do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào lớp lót bên trong của đường hô hấp trên. Khi các mầm bệnh xâm nhập màng nhầy của đường hô hấp trên, chúng cần chiến đấu qua một số rào cản về thể chất và hệ miễn dịch. Trong đó:
- Rào cản vật lý: lông trong niêm mạc mũi và chất nhầy trong khoang mũi giúp ngăn cản virus và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Ngoài ra, lông mao nối khí quản sẽ di chuyển mầm bệnh về phía hầu họng để chuyển vào đường tiêu hóa và dạ dày.
- Hệ miễn dịch: các tế bào chuyên biệt, kháng thể và hạch bạch huyết trong đường hô hấp trên giúp loại bỏ và phá hủy các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.
Hệ miễn dịch giúp chống lại mầm bệnh là virus và vi khuẩn
Khi virus và vi khuẩn vượt qua lớp phòng vệ này sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chúng tạo ra các độc tố làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể hoặc thay đổi hình dạng để ngụy trang khiến hệ miễn dịch không nhận ra. Một số loại vi khuẩn có khả năng bám dính vào màng nhầy và cản trở sự phá hủy chúng.
Một số mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm:
- Virus Thinovirus: ủ bệnh từ 1 – 5 ngày
- Liên cầu nhóm A: ủ bệnh từ 1 – 5 ngày
- Virus cúm và parainfluenza: ủ bệnh từ 1 – 4 ngày
- Virus hợp bào hô hấp (RSV): ủ bệnh trong 7 ngày
- Ho gà: ủ bệnh trong 7 – 21 ngày
- Bạch hầu: ủ bệnh trong 1 – 10 ngày
- Virus Epstein – Barr (EBV): ủ bệnh từ 4 – 6 tuần
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp
Hắt hơi liên tục là triệu chứng thường thấy của nhiễm trùng đường hô hấp trên
Thường các triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên là do các độc tố được giải phóng bởi mầm bệnh cũng như phản ứng viêm do hệ miễn dịch kích hoạt để chống lại nhiễm trùng.
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên thường gặp bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Nước mũi chuyển từ trong suốt sang trắng đục rồi sang xanh, đặc.
- Hắt hơi liên tục
- Đau hoặc rát họng
- Đau khi nuốt
- Ho do sưng thanh quản
- Sốt nhẹ (thường gặp khi nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em)
Các triệu chứng ít gặp hơn gồm:
- Hơi thở hôi
- Giảm khả năng ngửi
- Đau đầu
- Khó thở
- Đau xoang
- Nôn và buồn nôn
- Nhức mỏi cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 – 14 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 14 ngày cần được chẩn đoán lại xem có bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi hoặc viêm phế quản hay không.
Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em và người lớn
Phần lớn người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đều tự khỏi mà không cần đi khám
Hầu hết người bệnh viêm đường hô hấp trên tự đoán bệnh và trị bệnh tại nhà mà không cần tới gặp bác sĩ. Do phần lớn là do nhiễm virus gây ra và tự khỏi trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, bạn nên đi khám trong trường hợp:
- Triệu chứng bệnh kéo dài trên 1 tuần
- Khó thở
- Bệnh tái phát.
Một số đối tượng bị viêm đường hô hấp trên có thể cần phải nhập viện bao gồm:
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Người lớn tuổi (đặc biệt người mắc chứng mất trí nhớ)
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Khi nhiễm bệnh, người bệnh nên lưu ý các bước điều trị như sau:
* Acetaminophen: giảm sốt và giảm đau cơ thể
* Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Motrin, Advil): dùng để giảm đau cơ thể và hạ sốt
* Thuốc thông mũi: Giảm nghẹt mũi
* Dùng kháng sinh phổ rộng để điều trị viêm đường hô hấp trên nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để có tác dụng và không bị nhờn thuốc.
Đối với trẻ em bị viêm đường hô hấp trên phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào. Đặc biệt đối với bé dưới 2 tuổi cần uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.
Uống trà nóng giúp giảm nghẹt mũi, khó chịu
- Nghỉ ngơi: bước quan trọng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên.
- Tăng lượng chất lỏng: do dễ bị mất nước khi chảy nước mũi, sốt và chán ăn. Nên uống nhiều nước ấm như trà ấm, sữa ấm hoặc socola ấm.
- Dùng mật ong: giảm ho
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để cung cấp độ ẩm cho hệ hô hấp
- Chườm ấm lên mặt cũng giúp giảm nghẹt mũi
- Rửa mũi bằng dung dịch nước muối tự pha hoặc dùng công cụ rửa mũi để giảm nghẹt mũi.
- Sử dụng dung dịch nước biển để xịt mũi thường xuyên để giảm nghẹt mũi và rát họng.
Như vậy, điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên không quá khó. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu cần chú ý điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.