Nghiên cứu cho thấy sữa chua trẻ em có nhiều đường hơn cả nước ngọt
Từ lâu sữa chua đã được cho là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy hầu hết các loại sữa chua đều có hàm lượng đường rất cao, thậm chí cao hơn cả nước ngọt có ga.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí BMJ Open do nhóm khoa học gia đến từ Đại học Surrey và Đại học Leeds (Anh) thực hiện cho thấy nếu như trong 100 ml nước ngọt C. loại nguyên bản các nhà khoa học tìm thấy 10,6g đường thì hầu hết các loại sữa chua đều cho con số cao hơn hẳn.
Cụ thể, sữa chua có đường phổ biến chứa tới 16,4g trong mỗi 100g sản phẩm; kế đến là các loại sữa chua hữu cơ (organic) với 13,1g.
Ngay cả nhóm sữa chua ít đường cho trẻ em cũng vẫn nhiều đường hơn nước ngọt. Theo khảo sát, chỉ có hai trong số 101 loại sữa chua dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn có lượng đường thấp, trong khi số còn lại hầu hết chứa tới 10,8 gam đường trên mỗi 100g sữa.
Các quan chức y tế cho biết, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi không nên ăn quá 19g đường mỗi ngày. Có nghĩa là bên cạnh khẩu phần ăn bình thường chỉ cần thêm một hộp sữa cũng có thể đã khiến bé vượt quá giới hạn đường cho phép, khiến tăng nguy cơ béo phì.
Theo Người lao động, các nhà nghiên cứu cho hay, vấn đề lớn nằm ở lượng đường tự nhiên có trong sữa chua – đường lactose, mà luật của nhiều nước không buộc nhà sản xuất kê khai trên nhãn. Điều này có nghĩa là sữa chua gọi là "không đường" chỉ có nghĩa nó không được cho thêm loại đường khác vào, chứ bản thân nó vẫn có sẵn đường. Sữa chua ít đường hay có đường thì hàm lượng đường cao gấp bội.
Do đó, để đảm báo sức khỏe các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua (tương đương 1 – 2 hộp). Đặc biệt, không ăn sữa chua lúc bụng đói, bởi đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua, theo Việt Q.
Xem thêm Lương y chia sẻ công thức pha nước uống từ nghệ giúp khỏi hẳn bệnh đau dạ dày