Mới đây, trong số đặc biệt của của tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, trong đó có 26 bài nghiên cứu mới lần đầu tiên được công bố về thiên văn học, các nhà thiên văn học cho biết, với việc ứng dụng loại kính thiên văn học Dải tần số thấp (LOFAR), 200 nhà khoa học từ 18 quốc gia trên thế giới đã tìm ra 300.000 thiên hà mới vài thế kỷ qua.
Kết quả trên có được là dựa trên sự khảo sát 2% vũ trụ đầu tiên được giải mã, với hàng trăm ngàn thiên hà mới được phát hiện, cũng như dữ liệu về các lỗ đen và thiên hà đang mở rộng.
Phát hiện này được phát hiện bằng kính viễn vọng Dải tần số thấp (LOFAR), được đặt chủ yếu ở Hà Lan và nó được vận hành chủ yếu bởi ASTRON, Viện Thiên văn học Hà Lan.
Các nhà khoa học phát hiện thêm 300.000 thiên hà mới. Ảnh: Internet
"LOFAR tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ - chúng tôi phải xử lý tương đương với mười triệu DVD dữ liệu", tiến sĩ Cyril Tasse từ Observatoire de Paris nói.
"Các khảo sát LOFAR gần đây đã được thực hiện nhờ một bước đột phá toán học theo cách chúng ta hiểu về giao thoa kế", Tiến sĩ Tasse nói thêm.
"Chỉ cần tưởng tượng số khám phá mà chúng ta có thể tìm được sau này. Tôi chắc chắn rất mong đợi điều đó", Carole Jackson, Tổng giám đốc của ASTRON nói.
"Và trong số này sẽ có những lỗ đen khổng lồ đầu tiên hình thành khi vũ trụ chỉ là một "đứa trẻ", với độ tuổi chỉ bằng vài phần trăm so với tuổi hiện tại của nó", Tiến sĩ Huub Rottgering từ Đại học Leiden ở Hà Lan cho biết.
Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ