Bệnh phong tê thấp khá phổ biến làm ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể
Phong tê thấp là bệnh gì?
Phong tê thấp còn được gọi với tên phổ biến hơn là phong thấp. Đây là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp có liên quan trực tiếp đến yếu tố tự miễn. Bệnh lý này đặc trưng bởi các tình trạng như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp và cả bắp thịt. Điều này khiến cho quá trình vận động thường ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh phong tê thấp dễ gây biến chứng.
Bệnh phong tê thấp còn được gọi là bệnh phong thấp
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh phong tê thấp
Giới tính
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp cao hơn nam giới. Do nữ giới có trạng thái sức khỏe cũng như tính chất cơ địa kém hơn nam giới, hơn nữa, nữ giới còn phải trải qua thời kỳ sinh đẻ thay đổi rất nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, thời kỳ mãn kinh,… nên sức khỏe càng yếu đi, từ đó, xương khớp cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Tuổi tác
Vấn đề về tuổi tác là nguyên nhân thường thấy nhất của bệnh phong tê thấp. Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa và các thể bào trong cơ thể chết càng nhanh và đó chính là nguyên nhân khiến cho hệ xương khớp của cơ thể bị tổn thương.
Bệnh phong tê thấp thường gặp ở những người cao tuổi
Do di truyền
Thống kê cho thấy, bệnh phong tê thấp có tính di truyền. Nếu người thân ruột thịt bị phong tê thấp thì nguy cơ bạn bị phong tê thấp cũng cao hơn so với người khác.
Chế độ ăn uống
Ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường, thừa cân béo phì… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
Béo phì là nguyên nhân làm cho các sụn khớp bị chèn ép gây tổn thương và đau
Triệu chứng bệnh phong tê thấp:
- Khớp xương sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ: Cơn đau âm ỉ kéo dài kèm theo cảm giác tê bì. Vị trí thường gặp nhất đó là khớp xương ở bàn tay, bàn chân, khớp đầu gối.
- Các khớp co cứng dẫn tới khó cử động.
- Các khớp kêu răng rắc, lục khục khi người bệnh đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
- Mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Biến dạng khớp: sau một thời gian sưng tấy, đau buốt khớp.
- Suy yếu cơ bắp: Các cơ bắp xung quanh vùng khớp xương bị đau sẽ dần suy yếu.
Triệu chứng thường thấy là sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ các khớp xương
Điều trị bệnh phong tê thấp như thế nào?
Thay đổi lối sống
- Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì. Bởi thừa cân có thể làm tăng áp lực lên ổ khớp khiến khớp đau nhức, sưng đỏ.
- Nên ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, các thực phẩm chứa canxi giúp ích cho xương khớp. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích.
- Tránh các hoạt động làm tăng mức độ đau và khiến các khớp xương sai lệch như mang vác nặng, sai tư thế…
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể và giúp các khớp xương dẻo dai hơn.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể
Kết hợp dùng thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2
Ngoài lối sống khoa học, người bệnh phong tê thấp cũng nên dùng thuốc xương khớp Đông y để điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài, phù hợp với giai đoạn bệnh mạn tính.
Thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO, tạo nên dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị phong tê thấp có thể dễ dàng mua về sử dụng.
Xương Khớp Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO
Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689
GPQC: 192/2017/XNQC-QLD
|