Viêm đa khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng bao quanh khớp, gây ra phản ứng viêm, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Hiện nay, nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp vẫn chưa được biết đến đầy đủ. Bệnh có thể liên quan đến yếu tố nhiễm khuẩn, cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch.
Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân và triệu chứng ở các cơ quan khác.
Những triệu chứng tại khớp thường bao gồm:
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
- Biểu hiện viêm tại nhiều khớp: đau tại khớp, sưng phần mềm hay tràn dịch một hoặc một số nhóm khớp sau (kể cả hai bên):
+ Khớp ngón gần bàn tay
+ Khớp bàn ngón tay
+ Khớp cổ tay
+ Khớp khuỷu
+ Khớp gối
+ Khớp cổ chân
+ Khớp bàn ngón chân.
- Viêm khớp đối xứng: tình trạng sưng đau xuất hiện ở cả 2 bên
Vị trí khớp tổn thương trong viêm đa khớp dạng thấp
Những triệu chứng toàn thân có thể bao gồm:
- Hạt dưới da: nổi gồ lên bề mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm. Hạt thường xuất hiện ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau;
- Mệt mỏi, chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân;
- Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
- Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Ngoài tổn thương tại khớp, bệnh có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân khác
Hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn viêm đa khớp dạng thấp. Các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh duy trì hoạt động bình thường.
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên.
- Điều trị bằng thuốc: kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị ngăn ngừa tiến triển bệnh
- Điều trị ngoại khoa: nếu thuốc không thể làm chậm tổn thương khớp, có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng vận động khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng.
Viêm đa khớp dạng thấp cần được điều trị toàn diện
Điều trị cụ thể bằng thuốc
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen naproxen, celecoxib,.... có tác dụng giảm đau và giảm viêm. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm kích ứng dạ dày, các vấn đề về tim, tổn thương thận và tăng nguy cơ xuất huyết.
- Thuốc chống viêm Steroid: prednison, methypresnisolon,.... làm giảm viêm và đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
- Thuốc chống thấp khớp kinh điển (DMARDs): methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine.
Tác dụng phụ khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.
- Thuốc sinh học: thuốc kháng Interleukin 6, kháng TNF,... Nhóm thuốc này được chỉ định khi các thuốc chống thấp khớp kinh điển không có hiệu quả.
Nhóm thuốc giảm đau được chỉ định để kiểm soát triệu chứng, nhưng không nên dùng kéo dài
Những nhóm thuốc giảm đau chống viêm như trên có thể mang lại tác dụng nhanh nhưng không khuyến cáo dùng kéo dài, đồng thời có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, xu hướng kết hợp thuốc chống thấp khớp và thuốc đông y an toàn, lành tính đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Thuốc Xương khớp Nhất Nhất với cơ chế bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, có vai trò giảm đau trong viêm đa khớp dạng thấp và hỗ trợ ngăn bệnh tiến triển.
Xương khớp Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO Trị các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 GPQC: 191/2017/XNQC-QLD |