Được biết cách đấy 1 tuần, mẹ của bé có mua mực tươi ở siêu thị về giã đông rồi nhưng không kịp chế biến nên cất lại tủ lạnh, 1 tuần sau mới đem ra chiên.
Không ngờ, sau khi ăn mực chiên xong, cậu bé bắt đầu đau bụng, gia đình vội đưa bé đến viện cấp cứu. Nhưng sau 2 ngày nhập viện, tình trạng của bé không những không cải thiện mà còn ngày càng nặng hơn. Sau khi xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé bị mắc hội chứng urê huyết tán huyết, tình trạng bệnh tương đối nghiêm trọng, có 50% khả năng bị suy thận mãn tính, phải lọc máu suốt đời.
Bé 11 tuổi bị tổn thương thận sau khi ăn mực bảo quản sai cách
Điều tra bệnh sử, bác sĩ nhận định món mực chiên bảo quản không đúng cách có thể là thủ phạm gây ra tình trạng hiện tại cho cậu bé, rất có thể món mực đó đã bị bị nhiễm vi khuẩn Shigella. Bởi nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc tấn công hội chứng urê huyết tán huyết là do nhiễm vi khuẩn Shigella gây ra.
Được biết, sức sống của Shigella cũng tương đối mạnh, có thể sống được 3 tháng trong băng đá và 1 tháng trong đất ẩm. Sau khi bị nhiễm Shigella, sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày, trường hợp nặng còn có thể bị sốc nhiễm trùng vô cùng nguy hại.
Hiện nay, đa phần người tiêu dùng sử dụng mực đông lạnh vì mực tươi sống là rất khó cho những vùng xa biển. Trong trường hợp không có mực tươi sống thì tốt nhất nên lựa chọn những con mực có mình tròn, mẩy, sáng bóng, có sắc hồng nhạt, có một lớp mờ như sương trên da và rắn chắc.
Còn những con mực gầy yếu, lưng không có sắc đỏ, không có ánh sáng bóng và bề ngoài da có lớp màng dày nặng thì tuyệt đối không nên ăn vì đây là những con mực cũ đã bị ươn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần cảnh giác không ăn mực trong các trường hợp sau:
Ảnh minh họa
Mực là hải sản rất giàu protein vì thế đối với những trường hợp dễ bị dị ứng thì đây có thể là một nguồn gây ra dị ứng. Nếu thường xuyên thấy bị dị ứng sau khi ăn mực thì tốt nhất không nên ăn. Vì nếu tiếp tục ăn sẽ bị ngứa, kích ứng da, dị ứng gây đau hoặc có thể là nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Trong mực có chứa rất nhiều cholesterol nên sau khi ăn mực thì lượng cholesterol trong mạch máu sẽ tăng cao. Do đó, những người mắc bệnh sỏi mật, bệnh ở túi mật, gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu, người bị xơ vữa động mạch hoặc mắc cách bệnh về tim mạch thì không nên ăn.
Khi mực chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống sẽ chứa rất nhiều peptide khiến cho người ăn có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bạn cần phải đảm bảo chỉ ăn mực khi được nấu chín hoàn toàn ở trên nhiệt độ cao.
Mực ăn cùng khi uống bia sẽ khiến cho món ăn này ngon hơn, nhưng trong mực có chứa hàm lượng glucosinolates và bismuth rất cao, nếu kết hợp với lượng vitamin B1 có chứa trong bia sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy và chuyển hóa chất purine nucleotide cùng với một số chất khác có trong mực làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh gout và bệnh sỏi thậm chí còn khiến cho cơ thể bị sưng đau, nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa.