Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:54
RSS

Bắt quả tang cơ sở chế biến nước chấm, tương ớt 'bẩn'

Thứ hai, 29/10/2018, 10:57 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện một cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và còn sử dụng ớt xay, phụ gia đã hết hạn để chế biến nước chấm, tương ớt.

Bắt quả tang cơ sở chế biến nước chấm, tương ớt 'bẩn'
Hằng trăm thùng ớt xay đã hết hạn được phát hiện tại cơ sở (Ảnh: Thúy Diễm/Dân trí)

Theo tin tức trên báo Dân trí, công an Đắk Lắk đã bắt quả tang Công ty TNHH công nghệ Sky Foods (181/12 Nguyễn Trường Tộ, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) đang sản xuất các loại nước chấm, tương ớt và gia vị không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không chỉ sử dụng sử dụng sản phẩm ớt xay và chất phụ gia đã hết hạn sử dụng. Khu vực chế biến thực phẩm của cơ sở này còn nằm ngay gần khu nhà vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước thải và thải trực tiếp ra môi trường. 

Lực lương chức năng đã lập biên bản niêm phong 17 thùng loại 200 lít và 17 thùng loại 20 lít sản phẩm ớt xay và một số chai phụ gia tạo màu công nghiệp đã hết hạn sử dụng, gửi mẫu đến Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kiểm tra để làm rõ những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của Công ty TNHH Công nghệ Sky Foods.

Bắt quả tang cơ sở chế biến nước chấm, tương ớt 'bẩn'
Cơ sở còn sử dụng những phụ gia đã hết hạn trong chế biến thực phẩm (Ảnh: Thúy Diễm/Dân trí)

Trước băn khoăn của nhiều người về việc tương ớt bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, trả lời báo Phụ nữ TP HCM, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết tương ớt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng chắc chắn không thể đảm bảo về mặt chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là chưa nói đến khả năng gây độc hại cho cơ thể người dùng. 

Từ những vụ việc được phát hiện từ năm trước, TS. Nguyễn Duy Thịnh không loại trừ khả năng chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước) vẫn đang được các cơ sở sản xuất tương ớt chui sử dụng. Chjaats bột này có tác dụng tạo màu sắc đánh lừa thị giác người tiêu dùng và thời gian bảo quản cũng được kéo dài hơn.

Điều đáng nói là Rhodamine B là chất cấm sử dụng chúng trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm bởi có thể gây độc cấp tính và mạn tính nếu xâm nhập vào người. Các beieur hiện cụ thể khi tiếp xúc với Rhodamine B bao gồm gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt chẳng may chạm vào. 

Nếu xâm nhập vào đường hô hấp, Rhodamine B sẽ gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực. Nếu xâm nhập vào đường tiêu hóa, chất này có thể gây nôn mửa, gây hại cho gan và thận. Thậm chí chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên bệnh ung thư.


Xem thêm video: Ước mơ mua nhà cho mẹ của thạc sĩ đột nhập nhà công an trộm tiền

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.