Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:53
RSS

Bất ngờ với thân thế nhân vật Võ Tòng ngoài đời thật

Thứ năm, 28/09/2017, 09:48 (GMT+7)

Nhân vật Võ Tòng ngoài đời thực khác khá xa so với miêu tả của tác giả Thi Lại Am trong Thủy Hử truyện.

Trong Thủy Hử truyện của Thi Lại Am, nhân vật Võ Tòng được miêu tả là một người có thân hình cao lớn, sức khỏe phi thường, dũng cảm vô song, từng tay không đánh chết hổ dữ trên đồi Cảnh Dương và là một trong 108 anh hừng hảo hán Lương Sơn Bạc, quy tụ dưới trướng của thủ lĩnh Tống Giang.

Vì giết chết chị dâu và tên gian phu Tây Môn Khánh để trả thủ cho anh trai (Võ Đại Lang) mà Võ Tòng phải chịu đi đày xuống phương Nam, rồi mai này trở thành tướng lĩnh nổi tiếng của Lương Sơn Bạc, diệt gian trừ bạo, đấu tranh cho chính nghĩa.

Sau này nhân vật Võ Tòng cùng với Tống Giang quy phục triều đình, đem quân đi đánh Phương Lạp, Lương Sơn thắng trận song quân lính thiệt hại tới 2/3, Võ Tòng là một trong số ít tướng lĩnh Lương Sơn Bạc còn sống sót, ông không về kinh nhận thưởng mà đi tu ở chùa Lục Hòa, không bao lâu thì mất.

Tuy vậy hình ảnh Võ Tòng ngoài đời thật khác khá xa so với miêu tả trong Thủy Hử truyện của Thi Lại Am.

Nhân vật Võ Tòng ngoài đời thực khác xa so với trong tiểu thuyết

Nhân vật Võ Tòng ngoài đời thực khác xa so với trong tiểu thuyết. Ảnh: Internet

Theo GS Kỷ Liên Hải (Trung Quốc), người có nhiều năm nghiên cứu về về các nhân vật trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am, nhân vật Võ Tòng là có thật trong lịch sử Trung Quốc

Ông sống  ở thôn Khổng Tống Trang, huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông (nay thuộc Hà Bắc) đời Tống, nhưng không phải là hảo hán Lương Sơn như trong chuyện Thủy Hử miêu tả.

Trong chính sử nhà Tống không có ghi chép về nhân vật Võ Tòng, nhưng trong các sử tịch như “Lâm An huyện chi”́, “Tây Hồ đại quan”, “Hàng Châu phủ chi”́... đều có ghi rõ nhân vật này.

Theo đó, Võ Tòng vốn xuất thân là người mãi võ, lưu lạc giang hồ, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thường biểu diễn võ nghệ trước Dũng Kim môn. Quan tri phủ Hàng Châu là Cao Quyền cảm mến tài năng của Võ Tòng mà mời vào phủ, phong cho chức đô đầu (phụ trách về tội phạm hình sự của huyện nha).

Không lâu sau, nhờ lập được nhiều công trạng, Võ Tòng được thăng làm đề hạt (phụ trách toàn bộ về trật tự trị an), trở thành tâm phúc của tri phủ. Về sau, Cao Quyền bị kẻ gian vu hãm phải bãi quan. Võ Tòng cũng do đó mà bị liên lụy, ra khỏi nha môn, trở thành thường dân quay về với nghề mãi võ.

Quan tri phủ mới tên là Sái Quân - con trai quan thái sư Sái Kinh - là một gian thần, ỷ thế cha mà hống hách, ngang ngược, thường xuyên hà hiếp bá tánh, khiến dân chúng oán hận, gọi y là “Sái Hổ”.

Chứng kiến Sái Hổ nhiều lần ức hiếp dân lành, làm điều bạo ngược, Võ Tòng lập lưu giết Sái Hổ, trừ hại cho dân.

Võ Tòng để dành tiền rèn một thanh kiếm sắc, một mình nấp trước Sái phủ, khi Sái Hổ cùng quân lính đến thì liền lao vào truy sát, dùng một nhát kiếm là lấy đầu Sái Hổ nhanh như chớp mắt.

Sái Hổ chết, Võ Tòng bị bắt giam và bị cực hình chết trong ngục. Dân chúng Hàng Châu cảm ân đức nên táng ở bên cầu Tây Linh, Hàng Châu, lập bia đề “Tống nghĩa sĩ Võ Tòng chi mộ”.

Mộ Võ Tòng mai này vì nhiều lý do mà nhiều phen bị khai quật, dời đổi. Năm 1924,  khi chuyển mộ Võ Tòng được chuyển sang Tây Hồ, trùm bến Thượng Hải bấy giờ là 3 đại lão hanh (bố già) Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm và Đỗ Nguyệt Sênh cùng tài trợ tiền của, làm bia lập mộ. Việc này có chép trong tự truyện “Đỗ Nguyệt Sênh trong mắt một vị Trung y Thượng Hải”.

Võ Tòng tay không đánh hổ trên đồi Cảnh Dương. Nguồn: Mora AD

 

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN