Vào năm 1920, một người thợ săn Ấn Độ tên là Reverd Singh ở Midrapore, đã cứu hai đứa trẻ sống giữa bầy sói trong khu rừng rậm ở làng bên cạnh.
Khi được đưa trở lại xã hội người, hai đứa trẻ này không quen với việc ăn mặc như người bình thường, chúng ăn bốc, thích ăn đồ sống, thường giành giật thức ăn với đàn chó, thức thâu đêm và mắt, tai thì rất thính.
Bên cạnh đó, chúng có biểu hiện sợ người, sợ ánh sáng, khi ngủ thường gối người lên nhau và rất cảnh giác.
Đầu mùa năm 1603, có những chuyện kì lạ xảy ra ở những quận St. Sever oet Gascony, phía cực tây năm nước Pháp. Những đứa trẻ nhỏ ở những làng, thôn xóm nhỏ ở khu vực này thường xuyên biến mất một cách bí ẩn và không thể tìm thấy.
Quái vật người sói trong truyền thuyết. Ảnh minh họa
Cô bé nói nó giống một con thú hoang dại, giống chó khổng lồ, chạy đến muốn xé xác cô bé bằng hàm răng sắc nhọn nhưng may thay cô bé có được một vũ khí bằng sắt để tự vệ.
Năm 1541, một người nông dân ở Pavia (Ý) đã tấn công rất nhiều người và xé họ ra từng mảnh trong hình hài một con sói. Sau nhiều vụ như thế, ông ta bị bắt. Lúc đó, người ta nhận ra quái vật người sói này chỉ khác con sói thật ở chỗ lông nó mọc hướng vào trong.
Vào cuối Thế chiến thứ 2, quân đội phát xít Đức từng phát hiện ra một tổ chức khủng bố được miêu tả giống như người sói với khuôn mặt đầy lông lá như chó sói, thực hiện các vụ giết người hàng loạt, ăn thịt người, tra tấn những nạn nhân chúng bắt được và tiến hành các nghi lễ thờ tế ma quái.
Tuy những câu chuyện về quái vật người sói xuất hiện ngày càng nhiều và cũng không ít nhân chúng cho biết họ đã tận mắt chứng kiến người sói bắt và ăn thịt gia súc song, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, phần nhiều những câu chuyện về quái vật người sói được ghi nhận tới nay chỉ là những lời đồn thổi, sự cường điệu, do trí tưởng tượng của con người.
Trích đoạn phim người sói. Nguồn: Đỗ Trường