Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:18
RSS

Ăn tiết canh - người phụ nữ nhập viện khẩn cấp, nghi nhiễm liên cầu lợn

Thứ ba, 07/02/2017, 20:11 (GMT+7)

Sau khi ăn tiết canh lợn, bênh nhân Phan Thị Biên (sinh năm 1966) xuất hiện triệu chứng sốt, nôn ói nhiều lần, tím tái toàn thân, huyết áp tụt. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng khẩn cấp.

Ngày 7-2, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết trên địa bàn vừa phát hiện một trường hợp bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh.  Bệnh nhân là bà Phan Thị Biên (trú xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk). Bệnh nhân khởi bệnh có các triệu chứng sốt, nôn ói nhiều lần.

Chị Biên được đưa đến bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn và sau đó chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk trong tình trạng tím tái toàn thân, không đo được mạch huyết áp, xuất huyết dạng mảng bầm tím ở vùng da cổ, ngực, cánh tay.

Theo pháp luật TP. HCM cho hay, do tình hình bệnh diễn biến xấu, bệnh nhân sau đó được chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, nghi nhiễm liên cầu lợn.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị. Kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho thấy, trước khi  khởi bệnh, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn.

Bác sĩ Thăng Văn Long, khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Từ Sơn cho hay, khi ăn tiết canh lợn, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng (sốc nhiễm khuẩn), biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, truỵ tim mạch, suy hô hấp và có thể bị tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Do ăn tiết canh, không ít người đã nhập viện trong tình trạng khẩn cấp (Ảnh internet)

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, vào thời điểm trước và sau Tết, người dân có thói quen mổ lợn và làm tiết canh ăn, số người nhập viện cũng nhiều hơn các tháng trong năm.

Cũng tại bệnh viện này cũng đang điều trị cho nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.

Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, tại các địa phương, người dân thường có thói quen mổ lợn và đánh tiết canh để liên hoan và nghĩ rằng tiết canh do nhà làm sẽ an toàn. Họ không biết rằng, trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn.

Khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.

Trước đó, thông tin từ Tri thức trực tuyến cho biết, do tiền sử uống rượu và ăn tiết canh nhiều năm, một người đàn ông đã tử vong sau khi thưởng thức món ăn này vào chiều 30 Tết vừa qua.

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.