Ăn măng cụt có tốt không?
Măng cụt, tên khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử, là một loài cây thuộc họ Bứa. Thuộc loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á.
Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.
Trong măng cụt chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, photpho,.. nên rất tốt cho sức khỏe
Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.
Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại cho bạn làn da trẻ trung đầy sức sống.
Vỏ quả măng cụt chứa hàm lượng các xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) nên có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư
Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi trong miệng.
Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.
Một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn măng cụt. Khi ăn măng cụt bạn cũng cần chú ý một số chi tiết để không ảnh hưởng cho sức khỏe.
- Người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình hóa trị, xạ trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh có trong măng cụt sẽ loại bỏ các gốc tự do này và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
- Người bị bệnh về tiêu hóa: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều hơn 30 gram măng cụt có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều măng cụt có thể làm triệu chứng táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng liệt dạ dày ở người bị bệnh tiểu đường.
- Người bị bệnh đa hồng cầu: Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều hồng cầu, làm tăng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân mắc căn bệnh này nên hạn chế ăn măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là loại trái cây không phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ của nó là gây ra mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, buồn nôn, khó thở, choáng váng... Khi thấy những biểu hiện này cần dừng ăn măng cụt ngay lập tức.
- Không ăn măng cụt trước bữa ăn: Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể
khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.
- Không nên ăn quá nhiều măng cụt: Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.
- Không ăn khi uống nước có ga: Măng cụt với nước có ga là một sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.
- Không ăn măng cụt với đường cát: Ăn măng cụt cùng lúc với đường cát sẽ gây đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, khó thở…