Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:14
RSS

Da sạm nám, tàn nhang đến mấy cũng trắng mịn trở lại với vỏ măng cụt

Chủ nhật, 30/07/2017, 14:03 (GMT+7)

Không chỉ là một loại quả thơm ngon, trái măng cụt còn có nhiều công dụng với sức khỏe và làm đẹp, miễn là được sử dụng đúng cách.

Công dụng chữa bệnh của măng cụt

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L, thuộc họ Bứa – Clusiaceae, được nhập trồng vào nước ta đã lâu để lấy quả ăn. Vỏ quả thu thập vào mùa quả chín, ăn lớp áo hạt, để vỏ phơi khô cất dành dùng làm thuốc. Vỏ cây có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học: Vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Dưới đây là một số tác dụng của măng cụt với sức khỏe

Công dụng chữa bệnh của măng cụt 1

Trái măng cụt thơm ngon lại rất tốt cho sức khỏe. Ảnh Internet

Tăng cường hệ miễn dịch

Măng cụt là loại trái cây chứa nhiều kháng thể Xanthones thiên nhiên nhất và rất giàu dưỡng chất với hàm lượng chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho, vitamin B1, vitamin C,… phong phú.

Bảo vệ tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn, giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim nhờ đặc tính chống oxy hóa.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Với khả năng làm giảm và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, măng cụt là một phương thuốc tự nhiên rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

Cải thiện tình trạng dạ dày

Quá trình lão hóa sẽ kéo theo việc giảm sút các acid trong dạ dày, làm vi khuẩn gia tăng và dẫn tới tiêu chảy, đau quặn bụng, ợ hợi, hấp thu dinh dưỡng kém. Kháng thể Xanthones trong măng cụt có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn trong dạy dày.

Thêm vào đó, vỏ măng cụt có rất nhiều chất xơ, có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và cả ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.

Ngăn ngừa ung thư

Theo Organic Facts, măng cụt chứa hàm lượng xanthone cao nhất, có tác dụng chống viêm và vi khuẩn. Kháng thể xanthones ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư ruột kết và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư khi kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị.

Chống viêm

Măng cụt từ lâu đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc chống viêm ở các nước Đông Nam Á. Các chiết xuất từ măng cụt có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm đau thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin, các chất gây viêm trong cơ thể.

Giúp da khỏe mạnh

Các đặc tính kháng viêm, chống vi khuẩn, nấm, dị ứng và chống oxy hóa của măng cụt làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, nấm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh măng cụt có đặc tính chống ung thư da rất hiệu quả.

Một số bài thuốc từ măng cụt

- Trị tiêu chảy: Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2g. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

mang cut 2

Bà bầu, phụ nữ cho con bú không nên ăn nhiều măng cụt. Ảnh Internet

Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa mỗi thứ 8g, trà xanh loại ngon 6g, cam thảo, vỏ quýt mỗi thứ 4g, gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

- Làm mờ nám da: Rửa sạch vỏ măng cụt, lấy phần thịt vỏ xay nhuyễn, thêm

chanh, mật ong vào trộn đều thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên mặt, rửa sạch sau 15–20 phút. Chanh và mật ong có khả năng giảm nám và tàn nhang hữu hiệu, kết hợp với vỏ măng cụt càng tăng hiệu quả.

- Chống mụn: Phơi khô vỏ măng cụt, nghiền một vỏ khô thành bột rồi trộn đều với 4 thìa súp dầu ô-liu, thoa hỗn hợp lên mặt, đểtừ 30–60 phút, rửa sạch. Thực hiện 1 lần/tuần.

Lưu ý khi dùng măng cụt chữa bệnh

Ăn măng cụt quá nhiều có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như dị ứng, nhiễm acid lactic, cản trở quá trình điều trị bệnh, can thiệp quá trình đông máu, táo bón, tiêu chảy, đa hồng cầu, ngộ độc thần kinh, không tốt cho bà bầu và phụ nữ cho con bú, mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt.

Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng. Cần nhớ chỉ dùng vỏ quả và vỏ cây khô để chữa bệnh, không dùng tươi và tránh dùng dụng cụ bằng sắt để chế biến.

Thổi bay mỡ bụng chỉ bằng chuối xanh

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN