Thứ sáu, 22/11/2024 | 18:47
RSS

5 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Thứ tư, 04/10/2023, 16:46 (GMT+7)

Chữa nhiệt miệng bằng nha đam từ lâu đã được xem là một giải pháp an toàn và rất hữu hiệu. Cùng tìm hiểu 5 cách sử dụng nha đam trị nhiệt miệng hiệu quả và đơn giản nhất qua bài viết dưới đây.

I. Tác dụng của nha đam trị nhiệt miệng

Nha đam (hay còn có tên gọi thông dụng khác là Lô hội) là một loại cây được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng hiện nay bởi đem đến rất nhiều công dụng sức khỏe khác nhau.

Theo nhiều nghiên cứu, nha đam chứa tới 75 thành phần có nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là các hoạt chất như salicylic, saponin, anthraquinone… được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, giảm đau nhức, kháng viêm và ức chế sự phát triển của gốc tự do cùng các vi sinh vật có hại.  

Đặc biệt, nhờ đặc tính kháng khuẩn cao, sát trùng tốt sử dụng nha đam là một trong những giải pháp hữu hiệu khắc phục các trường hợp bị nhiệt miệng. Chữa nhiệt miệng bằng nha đam giúp làm giảm cơn đau, vết thương và các vết loét ở miệng nhanh phục hồi hơn.

chữa nhiệt miệng bằng nha đam

II. 5 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam đơn giản được nhiều người sử dụng nhất cho hiệu quả cao. Bạn có thể chọn một trong 5 cách sau đây:

1. Bôi gel nha đam trị nhiệt miệng

Một trong những cách sử dụng nha đam trị nhiệt miệng nhanh chóng và tiện lợi đó chính là bôi gel nha đam. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch nha đam, gọt loại bỏ phần vỏ xanh, sử dụng phần thịt nha đam bên trong đem ép thành gel.
  • Bôi gel nha đam vừa ép được trực tiếp vào vùng bị nhiệt miệng, để lại trong miệng khoảng 10 phút. Sau đó đem súc miệng nhổ đi hoặc có thể nuốt gel nha đam. 
Kiên trì bôi khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày giúp giảm nhanh tình trạng sưng đau. Bạn sẽ thấy hiệu quả vết loét nhiệt hầu như sẽ lành hoàn toàn trong vòng 3-5 ngày.

2. Chữa nhiệt miệng bằng cách kết hợp nha đam và bột nghệ

Bột nghệ cũng là một loại nguyên liệu có tính kháng viêm, chống khuẩn rất tốt nhờ chứa hoạt chất curcumin cùng nhiều loại khoáng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin K, E, C… Nhờ đó, khi kết hợp với nha đam để chữa nhiệt miệng không chỉ giúp vết thương lành nhanh chóng mà còn có tác dụng ngừa sẹo hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm:

  • Nha đam tươi.
  • Bột nghệ.

Cách làm:

  • Nha đam gọt sạch vỏ, phần thịt bên trong đem rửa sạch rồi xay thành nước.
  • Đun sôi hỗn hợp nước nha đam trên với bột nghệ, để nguôi.
  • Dùng hỗn hợp này súc miệng 2 - 3 lần/ngày.
Kiên trì dùng vài ngày sẽ thấy cải thiện được rõ rệt tình trạng nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng cách kết hợp nha đam và bột nghệ

3. Ăn trực tiếp nha đam tươi

Việc ăn trực tiếp nha đam tươi không chỉ giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng mà còn giúp khắc phục được các vấn đề khác trong cơ thể như rối loạn tiêu hóa, táo bón, nóng trong người. 

Cách làm:

  • Nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh.
  • Phần thịt trong rửa sạch, ngâm với muối khoảng 10 phút rồi ăn trực tiếp, chỉ nên ăn với 1 lượng vừa đủ, không nên ăn nhiều.
  • Tốt nhất nên ăn nha đam trước khi ăn cơm khoảng 1 tiếng, kiên trì dùng cho đến khi tình trạng loét nhiệt miệng được cải thiện tốt hơn.

4. Uống nước nha đam thanh nhiệt, trị nhiệt miệng rất tốt

Nếu việc ăn trực tiếp nha đam khiến người người không thích vì hơi khó ăn thì có thể chuyển sang uống nước nha đam. Đây không chỉ là cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam hiệu quả, giúp thanh nhiệt, tiêu độc mà còn rất tốt cho da. 

Chuẩn bị:

  • Nha đam tươi.
  • Đường phèn, mật ong hoặc hạt chia tùy sở thích để tăng hương vị.

Cách làm:

  • Nha đam đem gọt sạch phần vỏ xanh, phần thịt trong cắt thành hạt lựu.
  • Đun nước sôi với mật ong hoặc đường phèn, rồi cho phần nha đam vào, có thể cho thêm hạt chia nếu thích, để nguội.
  • Uống 1 cốc/ngày để khắc phục tình trạng nhiệt miệng.

Uống nước nha đam thanh nhiệt, trị nhiệt miệng

5. Đắp trực tiếp nha đam lên vết loét nhiệt

Còn một cách dùng nha đam chữa nhiệt miệng đơn giản khác đó chính là bạn có thể tham khảo cách đắp trực tiếp lát nha đam lên vết nhiệt miệng. Hoạt chất trong nha đam sẽ tiếp xúc trực tiếp với vết thương khôi phục, sữa chữa, làm lành tế bào và nhanh chóng chữa lành vết loét.

Cách làm:

  • Nha đam đem gọt sạch vỏ rồi rửa sạch để loại bỏ hết phần chất nhờn màu vàng.
  • Cắt phần thịt nha đam thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng.

III. Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng nha đam

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi chữa nhiệt miệng bằng nha đam, chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối phải loại bỏ hoàn toàn phần nhựa vàng trong nha đam khi sử dụng vì phần nhựa vàng này có thể gây ra kích ứng da. Nguy hiểm hơn còn có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như đau, co thắt dạ dày, ảnh hưởng xấu tới gan, thận, gây rối loạn nhịp tim…
  • Sử dụng nha đam không màu, nguyên chất. Có rất nhiều trường hợp do sử dụng nha đam có màu, không nguyên chất đã xảy ra tác dụng phụ là chóng mặt, tiêu chảy, dùng lâu còn có thể gây ra u tuyến ruột kết.
  • Không nên sử dụng trong các trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú, người cao tuổi, dễ bị kích ứng, người bị bệnh về tiêu hóa, bệnh tim, trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Khi dùng nha đam, không dùng chung với thuốc nhuận tràng.
  • Nếu tình trạng không được cải thiện, nên đi thăm khám để có được phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Hy vọng với nội dung giới thiệu 5 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam bên trên cùng các lưu ý khi sử dụng đã cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn sớm lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng khỏi nhiệt miệng.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại