Đáp án chính là CÓ. Một người thường xuyên đối mặt với vấn đề bất ổn về cảm xúc, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi tinh thần trong suốt một thời gian dài sẽ có nguy cơ rất cao bị Viêm loét dạ dày rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Không chỉ dừng lại ở đó, stress, lo âu kéo dài còn gây nên tác hại đối với cơ thể như:
Đau dày nếu không chữa trị sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm
Hệ tiêu hóa được nhận định như "bộ não thứ hai" của cơ thể. Hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa có mối liên hệ chặt chẽ về hoạt động và chức năng. Điều này giải thích cho cảm giác nôn nao, bồn chồn mỗi khi con người rơi vào trạng thái cảm xúc phấn khích hoặc lo lắng quá mức. Những người bệnh mắc phải hội chứng ruột kích thích sẽ cảm thấy đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón khi bị căng thẳng quá độ. Tương tự như vậy, chứng viêm loét dạ dày cũng bị gây ra do lo âu kéo dài.
Theo một công trình nghiên cứu mang tên "The Second Brain" của giáo sư Michael Gershon, đại học Columbia (Mỹ), có một thế giới sống động với vô vàn những hoạt động đa dạng, kỳ thú đang diễn ra trong dạ dày của con người. Bộ não đóng vai trò kiểm soát mọi quá trình vận hành của thế giới đó, bao gồm tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và bài tiết.
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bộ não sẽ phát ra tín hiệu hài lòng, khiến tâm trạng của chúng ta trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Ngược lại, khi bộ não bị vắt kiệt sức lao động bởi những suy nghĩ, bận tâm kéo dài liên tục ngày này qua tháng khác, gây nên những kích thích ở hệ thần kinh trung ương.
Sự trao đổi với hệ thống dây thần kinh làm nhiệm vụ điều khiển, chi phối hoạt động của ống tiêu hóa bị ảnh hưởng, khiến lưu lượng máu tưới cho các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa bị giảm. Chức năng của dạ dày, đường ruột bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến những cơn co thắt dạ dày, tăng tiết dịch vị bất thường gây nên đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon. Đây chính là lý giải chi tiết nhất cho câu hỏi tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày.
Hệ tiêu hóa được ví là "bộ não thứ hai" của cơ thể người
Để phân biệt đau dạ dày do stress và các tác nhân khác, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:
Về lâu dài, các triệu chứng có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn, đi kèm với những cơn đau dạ dày dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của người bệnh.
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày đã được phân tích cụ thể dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên chứng đau dạ dày vì stress khó phát hiện sớm nên quá trình điều trị rất vất vả. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm cách xử trí thích hợp để bảo vệ chức năng của bộ phận này khỏi nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.
Để tránh tình trạng đau dạ dày khi tâm trạng căng thẳng, suy nghĩ nhiều, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để dạ dày nhanh hồi phục
Tuy nhiên, căng thẳng mệt mỏi không phải là nguyên nhân khởi phát gốc rễ sinh ra chứng đau dạ dày. Ngự y mật phương chỉ coi đây là một trong số những yếu tố nguy cơ khiến bệnh dạ dày phát ra lúc nào, bị nặng hay nhẹ. Cũng theo Ngự y mật phương, bệnh dạ dày là bệnh do cơ địa chi phối, và cơ địa (được hiểu là tập hợp những khả năng chống lại các bệnh và các tác nhân gây bệnh) mới là yếu tố quyết định bạn có bị bệnh hay không.
Hiểu đơn giản, cùng là những người phải lao động trí óc, stress thường xuyên như nhau, tại sao có người bị đau dạ dày, có người không? Là vì CƠ ĐỊA mới là nguyên nhân thực sự của căn bệnh này.
Cụ thể, người có cơ địa dạ dày suy yếu, không thể chống lại những tác nhân (như suy nghĩ nhiều) khiến dạ dày bị tổn thương và phát sinh bệnh.
Chính vì vậy,việc sử dụng viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, giúp thay đổi cơ địa dạ dày, làm tăng khả năng tự bảo vệ của dạ dày làphương pháp hiệu quả và an toàn nhất khắc phục triệt để bệnh.
Trên đây là những thông tin giải thích cho câu hỏi "Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày". Khách hàng nếu được phát hiện sớm và có phương án khắc phục kịp thời, đúng đắn, người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế những rắc rối do bệnh gây ra. Điều quan trọng là bạn cần chủ động điều chỉnh cảm xúc, tâm lý và ý thức hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.