Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:33
RSS

Đau dạ dày có uống được cà phê không? Cần lưu ý những gì?

Thứ tư, 21/06/2023, 07:09 (GMT+7)

Cà phê là loại thực phẩm có chứa chất kích thích, nếu lạm dụng quá đà sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đối với những cơn đau dạ dày cũng vậy, nếu muốn uống cà phê để không gây tác động xấu cho dạ dày, cần lưu ý những mẹo sau.

I. Đau dạ dày có uống được cà phê không?

Cà phê là một loại đồ uống nổi tiếng trên thế giới Chất kích thích trong nó có thể giúp người dùng cảm thấy tỉnh táo hơn, giúp tinh thần được cải thiện, tuần suất công việc được tăng cường.

Tuy nhiên, một số người cho rằng việc uống cà phê sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, làm cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn, xuất hiện cùng đó là các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, trào ngược axit dạ dày, đầy bụng, khó tiêu…

Việc uống cà phê lúc no hay lúc đói, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được nó có hại cho dạ dày, vì vậy nếu muốn uống cà phê thì người dùng chỉ cần điều chỉnh lại thời gian uống phù hợp với bản thân.

đau dạ dày uống cà phê được không

Trong cà phê có một số thành phần dễ gây đau dạ dày, cụ thể như:

  • Caffein: Là chất có sẵn trong cà phê giúp thần kinh được tác động, giúp cảm thấy tỉnh táo. Nhiều người cho rằng caffein là một chất kích thích mạnh mẽ nhưng nó lại ảnh hưởng tới sự co thắt đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra nó còn làm tăng dịch axit trong dạ dày và khiến dạ dày khó chịu.
  • Axit cà phê: Tuy caffein được coi là một chất làm ảnh hưởng nhiều nhất đến dạ dày, nhưng bên cạnh đó axit trong cà phê cũng đóng một vai trò nào đó làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Các thành phần kèm theo: Không chỉ 2 thành phần trên mới xuất hiện cơn đau dạ dày, mà các chất khác đi kèm như sữa, kem, đường cũng có thể khiến tình trạng đau dạ dày xảy ra. Trong trường hợp, cơ thể không dung nạp lactose thì việc sử dụng các thành phần này sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

II. Những mẹo để hạn chế đau dạ dày khi uống cà phê

Để có thể uống cà phê mà không lo tác dụng về dạ dày, người dùng có thể sử dụng một số mẹo sau để làm giảm tác dụng của nó.

  • Với người mới bắt đầu sử dụng cà phê nên uống theo từng ngụm nhỏ để tránh việc dạ dày chưa kịp thích ứng, giúp dạ dày dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, tránh uống cà phê khi bụng đang đói, vì trong cà phê vừa có chất caffein vừa có chất axit vì vậy, uống cùng khi đang ăn hoặc trong lúc bụng không đói sẽ giúp thức ăn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Rang cà phê cho đến khi có màu sẫm: Việc rang cà phê ở nhiệt độ cao sẽ giúp giảm được tính axit trong nó, nên việc rang cà phê đến khi chuyển màu sẫm hơn thì axit có thể được giảm đi nhiều hơn so với hạt cà phê rang nhạt màu.
  • Uống cà phê lạnh: Trong một quá trình nghiên cứu cho rằng cà phê lạnh có nồng độ axit ít hơn cà phê nóng.
  • Bã cà phê lớn: Đối với bã cà phê nhỏ có thể chiết xuất được nhiều axit hơn trong quá trình pha cà phê, nên nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê làm từ bã lớn có thể tiết axit ít hơn.

lưu ý khi uống cà phê cho người đau dạ dày

Trong trường hợp nếu cơ thể bạn không dung nạp được đường sữa khiến dạ dày cảm thấy khó chịu, có thể chuyển sang một loại sữa khác có nguồn gốc thực vật, cụ thể như sữa đậu nành, sữa được chế biến từ các loại hạt.

Ngoài ra, đối với người đau dạ dày có thể uống cà phê decaf không gây ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí có thể giảm được cơn đau bụng.

Với cà phê decaf tuy không có chứa caffein nhưng vẫn còn chứa axit cà phê và sẽ lại sản xuất axit trong dạ dày gây co thắt ruột. Cùng với chất phụ gia đi kèm sẽ khiến dạ dày của bạn khó chịu hơn.

Do đó, người bị đau dạ dày có thể uống được cafe, nhưng để không ảnh hưởng quá nghiêm trọng thì nên chú ý tới các mẹo trên. Cùng với đó là sắp xếp thời gian uống cà phê hợp lý.

thông tin tư vấn

 

D.S Nguyễn Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại