Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:09
RSS

Bị đau dạ dày ăn xôi được không? Cần lưu ý những gì khi ăn?

Thứ năm, 13/04/2023, 15:42 (GMT+7)

Người bị đau dạ dày ăn xôi được hay không, sẽ phụ thuộc vào xôi được dung nạp vào cơ thể nhiều hay ít. Sau khi ăn người bệnh có xuất hiện các tình trạng như đầy bụng khó tiêu không.

I. Đau dạ dày ăn xôi được không?

Xôi là một trong những món ăn được chế biến từ gạo nếp. Trong đông ycho rằng, gạo nếplà nguyên liệu có tính ôn, vị ngọt, khí trung ích và mang đến hiệu quả đào thải độc tố không thể ngờ.

Do tính chất của gạo nếp rất phù hợp trong việcchế biến các bài thuốc có lợi cho phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ sau sinh bị tắc sữa, hỗ trợ tình trạng tiểu đêm, cải thiện tình trạng buồn nôn trong thời kỳ thai nghén, tăng khả năng tuần hoàn máu lưu thông lên não…

Gạo nếp không chỉchứa nhiều tinh bột mànócòn chứa cả thành phần protein sẽ làm giảm các triệu chứng liên quan đến tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

Với y học hiện đại, cũng đưa gạo nếp đi nghiên cứu và đưa ra các thành phần như calo, tinh bột, protein, chất béo, sắt, canxi… Đều là những chất có thể chứng minh được lợi ích của nó đối với sức khỏe người bệnh, đặc biệt là những cơn đau dạ dày cấp tính.

đau dạ dày ăn xôi được không

Gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu cháo, dùng gạo nếp kết hợp với gừng, gạo với mật ong… Nhưng đối với người đau dạ dày nên tránh gạo nếp được chế biến thành xôi, vì có thể đem đến một vài tác động không có lợi cho hệ tiêu hóa. Do đó, đối với người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi hoặc bỏ hẳn, với một số nguyên nhân sau:

  • Gạo nếp sau khi được chế biến thành xôi thường sản sinh ra hàm lượng calo cao, khiến khi người bệnh sau khi ăn vào sẽ xuất hiện cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tiêu hóa của cơ thể.
  • Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn cho thấy, việc ăn xôi sẽ gây kích thích làm tăng co bóp dạ dày. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều xôi sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức khiến đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, việc ăn xôi có thể khiến tình trạng viêm của bạn trở nên nặng hơn, không những vậy các thực phẩm ăn kèm xôi thường là hành khô, hành lá, tương ớt… đều là những đồ ăn kèm không có lợi cho dạ dày và tiêu hóa.
  • Tác động không tốt đến dạ dày thôi vẫn chưa đủ, vìnếu ăn quá nhiều xôi còn gây ra các vấn đề khác ảnh hưởng tới sức khỏe như béo phì, nổi mụn, nhiệt miệng.

Với những nguyên nhân này, hẳn bạn cũng đã biết rằng bản thân mình nếu đang trong tình trạng đau dạ dày thì nên làm gì. Tốt nhất không nên ăn xôi trong thời gian điều trị đau dạ dày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

II. Những món thay thế xôi dành cho người đau dạ dày

Gạo nếp chỉ khi chế biến thành xôi mới dễ gây ảnh hưởng tới dạ dày của người bệnh, còn dùng gạo nếp để nấu thành những món ăn khác thì không có ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

1. Cháo gạo nếp nấu gừng tươi

Gừng trong Đông y rất có lợi đối với người đau dạ dày vì nó có tính ấm, vị cay, có thể làm ấm bụng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

Còn đối với Tây y, gừng có chứa các thành phần giúp kháng viêm, ngăn chặn vi khuẩn, ức chế các vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Nên việc đưa gừng để hỗ trợ điều trị sẽ giúp người bệnh giảm được các cơn đau, khó chịu, ngăn chặn Viêm loét dạ dày

cháo gạo nếp nấu gừng

Chuẩn bị: Gạo nếp 20g, gừng tươi 2g, nước lọc khoảng 200ml.

Chế biến:

  • Vo sạch gạo nếp đã chuẩn bị.
  • Rửa gừng và loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Cho cùng lúc 3 nguyên liệu và sơ chế và chuẩn bị vào nồi.
  • Nấu tất cả hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ, đến khi phần gạo được chín, nhuyễn, quấy cho đến khi không quá đặc.
  • Giữ lại khoảng 50ml nước, sau đó chắt nước ra uống hoặc nêm nếm vào thức ăn.
  • Nếu sử dụng cách chế biến này thì nên chuẩn bị và ăn vào mỗi buổi sáng hoặc khi cơ thể cảm thấy buồn nôn để tránh tình trạng khó chịu.

2. Cháo gạo nếp táo tàu

Táo tàu trong các bài thuốc Đông y là không thể thiếu, do tính chất trong táo có chứa vị ngọt, ôn tính, bổ huyết an thần, bổ ích tỳ vị… Giúp trung hòa các vị thuốc với nhau làm nhẹ đi các độc tính và tính kích thích từ một số loại thuốc khác.

Còn đối với Tây y, táo tàu có thành phần giúp cải thiện giấc ngủ, chống các chất gây oxy hóa, ngăn táo bón, giúp tâm lý thoải mái, thư giãn… trong đó có tác động tốt đến dạ dày.

Khi cả gạo nếp và táo tàu đều mang đến lợi ích tích cực cho người bị đau dạ dày, nên việc kết hợp gạo nếp với táo tàu sẽ tạo ra được món ăn vừa hỗ trợ cải thiện đau dạ dày vừa giúp bồi bổ cơ thể.

cháo gạo nếp nấu táo tàu

Chuẩn bị: Gạo nếp, táo tàu với hàm lượng bằng nhau.

Chế biến:

  • Mang gạo đi vo sạch.
  • Đổ táo tàu và gạo vào nồi nấu, cho đến khi thành dạng cháo loãng.
  • Nêm nếm vừa với khẩu vị mỗi người.
  • Nên ăn cháo 2 bữa một ngày vào buổi sáng và tối để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

3. Cháo gạo nếp bí đỏ

Đối với người đau dạ dày cháo nấu với bí đỏ cũng là một cách cải thiện bệnh tốt.

Chuẩn bị: Gạo nếp, bí đỏ, tôm.

Chế biến:

  • Vo sạch gạo nếp và ngâm gạo trong nước khoảng 2 tiếng cho gạo bở ra.
  • Bí đỏ gọt vỏ, loại bỏ hạt, sau đó rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ dễ ăn.
  • Sơ chế tôm sạch sẽ và mang đi xay nhuyễn.
  • Đầu tiên đổ bí đỏ và gạo nếp vào nồi nấu trước khi, sắp chín đổ phần tôm đã xay nhuyễn vào nồi và nêm nếm gia vị vừa đủ.

cháo gạo nếp nấu bí đỏ

III. Những lưu ý khi ăn uống cho người đau dạ dày

Đối với câu hỏi “người đau dạ dày có ăn được xôi không” đã được trả lời ở trên thì người bị đau dạ dày nên lưu ý một vài quy tắc ăn uống để tránh bệnh trở nặng mà người bệnh cần ghi nhớ.

  • Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn uống điều độ, đúng giờ.
  • Xôi có thể hạn chế ăn nhưng rượu bia, thuốc lá, đồ xào nấu nhiều dầu mỡ cũng nên kiêng.
  • Cần bổ sung các loại rau xanh thường xuyên trong các bữa ăn giúp cung cấp chất xơ, hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
  • Tránh để bản thân căng thẳng, áp lực để giảm bớt cơn đau dạ dày.

Không phải ai cũng nắmđược những lưu ý trênvà thực hiện tốt. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng đau dạ dày ăn xôi không nên ăn quá nhiều, thậm chí có thể dừng ăn xôi lại cho đến khi tình trạng đau dạ dày được cải thiện.

thông tin tư vấn

Nhất Nhất 3
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại