Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:52
RSS

Đau dạ dày có ăn được rau khoai lang không? Cần lưu ý gì?

Thứ sáu, 14/04/2023, 10:27 (GMT+7)

Đau dạ dày là căn bệnh “quốc dân”. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh nên chú ý các món ăn phù hợp để hỗ trợ điều trị. Rất nhiều người có thắc mắc rằng: Đau dạ dày có ăn rau lang được không?

I - Đau dạ dày có ăn rau lang được không?

Rau lang là một loại rau quen thuộc, dân dã được dùng nhiều trong bữa ăn của gia đình người Việt.

Loại rau này có chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ và các loại vitamin, tinh bột… nhất là hợp chất beta cryptoxanthin có tác dụng chống oxy hóa cao làm giảm hiệu quả độ sưng viêm, loét ở niêm mạc dạ dày. Từ đó tạo điều kiện giúp phục hồi nhanh các ổ viêm loét.

đau dạ dày ăn rau lang được không

Như vậy người bị đau dạ dày có thể dùng rau lang trong bữa ăn hằng ngày như một cách hay, đơn giản và tiết kiệm giúp phục hồi nhanh tổn thương những vết viêm và loét trên niêm mạc dạ dày.

Người bị đau dạ dày có thể chế biến nhiều món ăn ngon, đơn giản từ rau lang như: rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu với tôm…

Khi chọn rau nên chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, loại đi những lá, cọng già; nhặt lấy phần ngọn ngon và xanh, non rửa sạch đem sơ chế và làm thành các món.

II - Những tác dụng khác của rau lang đối với sức khỏe

Rau lang chứa cực nhiều dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe với những dược tính riêng. Theo y học dân gian, rau có vị ngọt, tính bình, ích khí hư… phòng và chữa bệnh rất tốt. Những lợi ích tiêu biểu của rau lang được khẳng định qua nhiều nghiên cứu.

1. Nhuận tràng và rất tốt cho hệ tiêu hóa

Cả củ và rau lang chứa dồi dào nguồn chất xơ nên là cách hay hỗ trợ chữa táo bón, nhuận tràng rất tốt, đại tiện dễ dàng. Rau lang phơi khô được dùng làm thuốc chữa nhuận tràng rất an toàn, lành tính, không chứa độc tố và tác dụng phụ.

2. Thanh nhiệt, giải độc tốt cho cơ thể

Ăn nhiều rau lang giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Nhất là loại rau này chứa nhiều chất diệp lục giúp lọc sạch máu, các độc tố không may hấp thụ vào trong cơ thể cũng được đào thải ra bên ngoài dễ dàng.

Rau lang rất thích hợp làm món canh rau ăn giải nhiệt trong những ngày nắng nóng hoặc khi cơ thể đang “bốc hỏa”.

3. Ngăn ngừa chứng thiếu máu

So với nhiều loại rau khác, rau lang chứa nguồn chất sắt dồi dào, giàu vitamin A,E,C; kẽm… giúp bổ máu, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Mẹ sau sinh hay người bệnh tăng cường ăn uống, bồi bổ thức rau này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

tác dụng của rau lang với sức khỏe

4. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Trong rau lang có nguồn cung cấp lượng chất xơ hòa tan dồi dào giúp làm giảm đáng kể lượng đường huyết.

Lượng chất xơ này đóng vai trò quan trọng giảm hấp thụ đường trong máu, góp phần giảm thiểu tối đa nguy cơ tăng đường huyết sau ăn.

5. Khỏe xương khớp

Vitamin K chứa nhiều trong rau khoai lang giúp giữ lượng canxi rất tốt, đẩy lùi nguy cơ loãng xương. Rất tốt cho phụ nữ độ tuổi mãn kinh hay người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh về xương khớp.

6. Tốt cho thị lực

Vitamin A trong rau lang đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe, bao gồm sáng mắt; kháng viêm, kích thích tái tạo làn da giúp mau lành vết thương.

Ngoài những lợi ích trên rau giúp tăng cường tốt hệ miễn dịch; giảm stress, nguy cơ bị ung thư dạ dày, gan.

III - Một số loại rau thay thế rau lang cho người đau dạ dày

Ngoài rau lang thì cũng có thêm nhiều loại rau khác giúp giữ gìn dạ dày khỏe cho chúng ta.

1. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A,C,E, B6, canxi, kali và nhiều dưỡng chất khác rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Nhất là nước ép cà rốt có thể làm dịu nhanh những triệu chứng khó chịu của căn bệnh Viêm loét dạ dày rối loạn dạ dày…

2. Rau mồng tơi

Loại rau này có chứa một lượng lớn vitamin A, C và các chất chống oxy hóa giúp người bệnh dịu nhanh đi những cơn đau. Đồng thời chất nhầy trong mồng tơi kích thích tốt nhu động ruột, nhuận tràng, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và nhất là cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược dạ dày.

3. Bắp cải

Rất nhiều người bệnh bị loét dạ dày hay tá tràng đều cảm thấy hiệu quả khi uống nước ép cải bắp.

Trong bắp cải chứa nhiều vitamin K1, vitamin U tăng cường sự phục hồi, chống nguy cơ viêm loét; bảo vệ lớp màng nhầy từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.

bắp cải trắng thay thế rau lang cho người đau dạ dày

4. Súp lơ xanh

Loại rau quen thuộc này còn có cái tên quen thuộc khác là bông cải xanh, chứa vitamin B6, folate, protein và các loại vitamin A,C,K… Và nhất là hoạt chất sulforaphane với khả năng tiêu diệt HP - một trong những “thủ phạm” gây nên các căn bệnh liên quan đến dạ dày.

5. Lá mơ

Chắc hẳn ít ai ngờ rằng loại lá quen thuộc, dân dã này được xếp trong top đầu những cách giảm đau dạ dày tự nhiên, hiệu quả.

Trong lá mơ nhiều vitamin C, tinh dầu và protein mang lại công dụng tuyệt vời giảm sưng viêm tại niêm mạc dạ dày hay những tổn thương do chứng trào ngược gây ra.

6. Khoai lang, khoai tây

Đều chứa nhiều vitamin, canxi và photpho, kali, protein… kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày, nhanh lành vết loét và tổn thương; kháng khuẩn cao ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong dạ dày.

Đau dạ dày có thể ăn rau lang cũng như một số loại rau khác. Song đây cũng chỉ là phương pháp bổ trợ, muốn hiệu quả bền vững cần có phương án điều trị đúng hướng, triệt để.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại