Số liệu thống kê gần đây cho thấy có tới 70% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn HP.
Tên đầy đủ của loại vi khuẩn này là “Helicobacter pylori” là loại vi khuẩn âm xoắn khuẩn. Chúng có khả năng tồn tại và gây hại trong dạ dày - nơi có môi trường acid đậm đặc. Ngoài ra còn tồn tại nhiều nơi khác trong hệ tiêu hóa thực quản, tá tràng, khoang miệng…
Thông thường vi khuẩn HP dạ dày sẽ tồn tại ở hai trạng thái chủ yếu là hoạt động và không hoạt động. Khi ở trạng thái hoạt động, người nhiễm khuẩn HP có thể bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như Viêm loét dạ dày ung thư dạ dày…
Ngược lại khi ở trạng thái không hoạt động thì hầu như không tồn tại mối nguy hại nào đến sức khỏe của người bệnh.
Hình dáng vi khuẩn Hp được quan sát chi tiết
Khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày mỗi người sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của vi khuẩn cũng như cơ địa của người bệnh.
Thường thì khi bị nhiễm HP, người bệnh sẽ có những dấu hiệu không điển hình rất đa dạng:
Nặng hơn nữa là những cơn đau bụng dữ dội, kéo dài; nôn ra máu; ăn uống không hợp khẩu vị.
Theo chuyên gia có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm HP dạ dày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen sinh hoạt, chất lượng sống…
Biết được chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu quả.
Sự lây lan vi khuẩn HP cũng có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị nhiễm khuẩn thì khả năng cao bạn cũng bị nhiễm khuẩn cao hơn người bình thường.
Điều này được lý giải có thể xuất phát từ việc chung đụng trong ăn uống, dùng chung bát đũa, gắp đồ ăn cho nhau, bà hoặc mẹ đút cho con ăn hoặc nhai cơm cho bé…
Vi khuẩn HP sẽ dễ dàng xâm nhập vào bữa ăn hằng ngày thông qua việc ăn uống, lối sống sinh hoạt.
Vậy nên khi việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước hay nguồn thực phẩm bị ô nhiễm; giữ gìn thân thể không sạch sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Vệ sinh ăn uống không khoa học tăng nguy cơ khuẩn Hp hình thành
Những nơi chật hẹp, tập trung đông người cũng là điều kiện lý tưởng phát tán vi khuẩn mạnh mẽ hơn.
Những người sinh sống ở những nơi tập thể như ký túc xá, doanh trại hay gia đình nhiều thế hệ sống cùng nhau cần phải sống sạch sẽ, đảm bảo thật tốt chất lượng cuộc sống.
Đây là một trong những nguyên nhân lây chéo vi khuẩn HP mà mọi người cần phải lưu ý.
Chẳng hạn như khi mọi người đến các cơ sở y tế để tiến hành nội soi dạ dày, thực quản, hầu họng… khi dụng cụ y tế không đạt chuẩn, khử trùng không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm HP.
Khi người bệnh có các triệu chứng nặng, dai dẳng bất thường cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn HP.
Việc xét nghiệm vi khuẩn HP rất quan trọng giúp người bệnh có phương án điều trị ngay, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của những căn bệnh đường tiêu hóa.
Đây là cách phổ biến nhất kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn HP, từ đó quan sát, đánh giá mức độ tổn thương ở đường tiêu hóa.
Quá trình nội soi bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ, dài, mỏng xâm nhập vào bên trong dạ dày theo đường thực quản. Sau đó lấy sinh thiết xung quanh vị trí tổn thương dạ dày để thực hiện xét nghiệm, quan sát tổn thương hay nuôi cấy vi khuẩn. Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm HP.
Khách hàng nội soi dạ dày để kiểm tra vi khuẩn Hp
Xét nghiệm này có nhiều ưu điểm khá dễ chịu lại đem lại kết quả chính xác, thời gian thực hiện nhanh.
Test HP qua hơi thở mang lại sự thoải mái phù hợp nhiều đối tượng, nhất là trẻ em, người mẫn cảm nội soi dạ dày, người bị nhiễm HP cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.
Người bệnh sẽ được lấy hơi thở nhờ các thiết bị thông dụng.
Các thiết bị test, đánh giá sẽ phân tích mẫu hơi thở có dương tính với vi khuẩn HP hay không, mức độ viêm nhiễm như thế nào.
Tiến hành test hơi thở để kiểm tra vi khuẩn Hp
Xét nghiệm mẫu phân để tìm vi khuẩn HP mang lại kết quả khá chính xác do vi khuẩn HP được đào thải qua đường phân.
Có nhiều phương pháp tìm HP trong phân như miễn dịch huỳnh quang, hóa phát quang, test nhanh tìm kháng nguyên HP…
Ưu điểm khá chính xác, chi phí hợp lý, cho kết quả nhanh với độ chính xác cao.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế liên quan đến khâu lấy mẫu phân nên ít phổ biến.
Xét nghiệm máu xác định nhiễm khuẩn HP chỉ cho độ chính xác ở mức tương đối bởi kết quả có thể là dương tính giả với những nguyên nhân như sau:
Vậy nên khi xét nghiệm máu để xác định nhiễm khuẩn HP dạ dày thì kết quả vẫn có thể sai lệch. Thông thường các cơ sở y tế sẽ tiến hành test hơi thở hoặc nội soi nhiều hơn.
Thực hiện xét nghiêm máu để kiểm tra HP chính xác
Hiện nay có nhiều cách để điều trị vi khuẩn HP dạ dày, tuy nhiên việc lựa chọn phác đồ lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Để đạt được hiệu quả cao thì người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thông thường thời gian để điều trị khuẩn HP kéo dài 14 ngày, có thể dùng phương pháp điều trị nội khoa là dùng kháng sinh hoặc thuốc ức chế acid.
Thuốc giảm đi lượng acid tiết ra trong dạ dày: Thường dùng để điều trị nhiễm trùng đồng thời giúp các vết loét mau lành.
Thuốc kháng sinh: Khi test HP cho kết quả dương tính người bệnh nên tiến hành điều trị triệt để giúp:
Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP:
Đa phần trong mọi trường hợp thì trên 80% vi khuẩn HP sẽ bị tiêu diệt thành công, song cũng có một số ít trường hợp thì người bệnh không đáp ứng với phác đồ điều trị, vi khuẩn HP vẫn tái phát trở lại. Khi đó các bác sĩ sẽ cân nhắc thêm thuốc cho người bệnh.
Vi khuẩn HP dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh môi trường tốt.
Dưới đây là các phương pháp mà chuyên gia chia sẻ giúp bạn phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày bất cứ ai đều có nguy cơ mắc phải. Biết được nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng và cách khắc phục giúp giảm tỷ lệ gây biến chứng nguy hiểm, nhất là căn bệnh ung thư dạ dày.