Nếu bạn đang bị HP dạ dày, việc ăn các loại đồ chua, có tính axit cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn hơn nữa.
Hãy hạn chế ăn thực phẩm ngâm muối như dưa chua, cá trích và kim chi, cá trích, giấm. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để ngăn ngừa axit phát triển trong dạ dày.
Các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hay đồ cay nóng là đáp án cho câu hỏi bị HP dạ dày không nên ăn gì. Theo chuyên gia, thực phẩm cay nóng, dầu mỡ nhiều làm tăng các triệu chứng viêm dạ dày của bạn.
Các loại thực phẩm cay đặc biệt cần tránh khi bị HP dạ dày bao gồm ớt, mù tạt, tiêu, tương miso, cà ri.
Nếu bạn có thói quen ăn ớt hãy thay thế ớt cay bằng trái cây và rau quả như táo, cần tây, hành, tỏi và quả nam việt quất, điều này có thể giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn HP.
Việc dùng cà phê hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và tăng nguy cơ loét niêm mạc dạ dày.
Người bị HP dạ dày nên chọn nước và đồ uống ít axit như: sữa ít béo, trà thảo mộc. Ngoài ra, cần tránh các đồ ăn như: kẹo, kem có hương vị cà phê, sô cô la vì chúng có chứa caffeine.
Một chế độ ăn ít chất xơ rất không tốt cho những ai bị nhiễm HP dạ dày. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, việc chúng ta ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ phát triển vết loét và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi bị loét.
Các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, gạo ăn liền, bánh quy, mì trứng… chứa lượng chất xơ không đáng kể. Nếu muốn bổ sung giàu chất xơ vào chế độ ăn, hãy thay các loại ngũ cốc tinh chế bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như: Gạo lứt, bột yến mạch, bỏng ngô.
Sau khi loại bỏ các loại thực phẩm, đồ uống có hại cho dạ dày bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học. Dưới đây là 5 gợi ý dành cho người bị HP dạ dày muốn cải thiện tình trạng bệnh lý.
Probiotics được tạo ra bởi các vi khuẩn tốt sống trong ruột, chủng vi khuẩn này kích thích sản sinh các lợi khuẩn chống lại vi khuẩn HP và nhiều vi sinh vật gây hại cho đường ruột khác.
Ngoài ra, probiotics làm giảm các triệu chứng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị HP như: tiêu chảy, táo bón và tiêu hóa kém.
Probiotic xuất hiện chủ yếu ở thực phẩm như sữa chua hoặc các sản phẩm bổ sung được bào chế dưới dạng bột hoặc viên nang.
Omega - 3 và omega - 6 là những chất béo rất tốt cho cơ thể. Đối với người bị HP, việc bổ sung thức ăn chứa các chất béo trên giúp giảm viêm dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Dầu cá, dầu ô liu, hạt cà rốt và dầu hạt bưởi… là những thức ăn chứa nhiều các chất béo có lợi trên.
Các loại thịt trắng như cá, thịt gà giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, từ đó ngăn chặn thức ăn ở lại dạ dày quá lâu gây chướng bụng và tăng tiết axit gây đau.
Để có thể tăng thêm hương vị mà vẫn không kích thích sản xuất thêm axit trong dạ dày có thể nấu các loại thịt trắng trên cùng lá nguyệt quế. Ngoài ra, cũng có thể nướng nhưng không dùng dầu.
Đây là 3 dòng rau dinh dưỡng và phù hợp nhất dành cho những người bị HP dạ dày. Theo phân tích, bông cải xanh chứa chất isothiocyanates có tác dụng ngừa ung thư, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn HP trong trong dạ dày.
Ngoài ra, các loại rau này cũng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, từ đó giảm các cơn đau dạ dày có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Gừng và nghệ là một trong những gia vị được khuyên dùng cho những ai nhiễm HP. Trong nghệ và gừng chứa hoạt chất ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu gừng và nghệ kết hợp với nhau tạo ra món ăn kháng khuẩn, chống viêm và củng cố chức năng của dạ dày tốt nhất.
Khi bị HP dạ dày ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, thực đơn ăn uống lành mạnh hỗ trợ làm lành, ngăn ngừa các tổn thương do HP gây ra. Vậy nên, bị HP dạ dày không nên ăn gì đã được giải đáp chi tiết và giúp khách hàng lựa chọn chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp nhất.