I. Cách tính năm nhận, tháng nhuận
Lịch âm dựa vào mặt trăng để chia tháng. Mỗi tuần trăng là 1 tháng và bắt đầu là ngày có thời điểm sóc (là thời điểm mà mặt trăng, mặt trời và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng nằm ở giữa và quay nửa tối về phía trái đất).
Một tuần trăng dà 29,53 ngày. Do đó, để dễ tính người ta quy ước mỗi tháng âm lịch có 29 hoặc 30 ngày. Tháng âm có 29 ngày là tháng thiếu, 30 ngày là tháng đủ. Do một tháng âm chỉ dài trung bình 29,53 ngày nên 12 tháng sẽ là 354,36 ngày, còn kém năm dương lịch khoảng 10 ngày. Để hai lịch này không lệch nhau quá nhiều về thời gian, người ta sử dụng phương pháp tháng nhuận, tức là cứ 2 hoặc 3 năm lại có một năm âm lịch dài 13 tuần trăng. Khi đó, năm nhuận sẽ có 384-385 ngày.
Vì vậy, cứ 3 năm tính theo âm lịch sẽ có 1 tháng dư. Tháng dư này được thêm vào năm nhuận và được gọi là tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không lệch nhau quá nhiều.
Cách tính năm nhuận: Người xưa quy ước cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận. Các năm nhuận sẽ rơi vào năm số 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm. Để biết một năm có phải năm nhuận hay không, người ta sẽ lấy năm dương chia cho 19. Nếu ra số dư tương ứng 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 thì đó là năm nhuận.
Ví dụ, năm 2023 chia cho 19 dư 9 nên năm Quý Mão là năm nhuận.
Trong năm nhuận, người ta chọn tháng nào không có trung khí (được hiểu là các điểm mốc chia hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau; có 4 trung khí quan trọng nhất mà hầu hết mọi người đều biết là xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí) thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận. Năm nào có nhiều tháng âm không có trung khí thì lấy tháng đầu tiên không có trung khí làm tháng nhuận. Riêng Tháng Giêng và tháng Chạp không bao giờ nhuận.
Chính vì vậy, năm Quý Mão 2023 nhuận tháng 2
II. 4 điều kiêng kỵ trong tháng nhuận năm Quý Mão 2023
Trong tháng nhuận, người xưa khuyên không nên làm những việc quan trọng như sang cát, xây mộ vì lúc này quỷ môn quan không mở.
Tuy nhiên, điều này phục thuộc vào quan niệm của mỗi địa phương, mỗi cá nhân. Cũng có nơi cho rằng sang cát, xây mộ trong tháng nhuận là điều may mắn bởi đây là tháng dư 3 năm mới có một lần.
Một số địa phương còn kiên cưới hỏi trong tháng nhuận. Tuy nhiên, đây cũng là quan niệm dân gian và có sự khác biệt ở các đại phương. Cũng có nơi cho rằng tháng nhuận thể hiện sự dư thừa, viên mãn nên không cần kiêng kỵ. Gia đình vẫn có thể chọn ngày phù hợp trong tháng nhuận để thực hiện việc trọng đại.
Trong tháng nhuận, gia chủ không nên tổ chức lễ giỗ gia tiên. Các lễ giỗ cần làm trong tháng chính thay vì tổ chức vào tháng nhuận.
Có nhiều nơi cho rằng xây dựng nhà cửa trong tháng dư sẽ mang lại điều không may mắn cho gia chủ. Nên để sang tháng sau để thực hiện việc quan trọng ngày giúp mọi việc diễn ra hanh thông, tốt lành.
(*) Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.