Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:21
RSS

Xác định các triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ để điều trị chính xác

Thứ ba, 27/10/2020, 15:45 (GMT+7)

Máu nhiễm mỡ có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng máu bệnh nhiễm mỡ lại không dễ nhận biết, dẫn đến việc chậm trễ trong việc điều trị.

 máu nhiễm mỡ

Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ không dễ nhận biết

Máu nhiễm mỡ là gì?

Chất béo trong máu được gọi là lipid. Có bốn loại thành phần lipid máu thường được xét nghiệm khi theo dõi sức khỏe để đánh giá nguy cơ tim mạch, nhất là ở những người đã bị bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường... Đó là: Cholesterol, Triglycerid, HDL-cholesterol (High density Lipoprotein – hay gọi là mỡ tốt); LDL-cholesterol (Low density Lipoprotein – hay còn gọi là mỡ xấu). 

HDL được gọi là "cholesterol tốt" vì nó giữ cho cholesterol không tích tụ trong động mạch của bạn. LDL có thể được coi là cholesterol “xấu” vì mức LDL cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. 

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao, tăng cholesterol máu. Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:
  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L

Nguyên nhân nào gây máu nhiễm mỡ?

Hầu hết mọi người có lượng mỡ trong máu cao do ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo. Một số người có lượng chất béo cao vì bị rối loạn di truyền. Mức lipid cao cũng có thể do các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, suy giáp, nghiện rượu, bệnh thận, bệnh gan và căng thẳng. Ở một số người, một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, steroid và thuốc huyết áp, có thể gây ra mức lipid cao.

máu nhiễm mỡ

Ăn quá nhiều chất béo là nguyên nhân chủ yếu gây máu nhiễm mỡ

Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ và biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ thường không rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để xác định tình trạng bệnh. 

Một số người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp... 

máu nhiễm mỡ
Xét nghiệm máu là cách xác định chính xác tình trạng máu nhiễm mỡ

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cholesterol, cùng với triglyceride và các chất béo khác, có thể tích tụ bên trong động mạch khiến các mạch máu hẹp hơn và dòng máu khó đi qua hơn. Huyết áp có thể tăng lên. 

Sự tích tụ cũng có thể gây hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến tim, nó có thể gây ra cơn đau tim. Nếu nó đi đến não, nó có thể gây đột quỵ.

Các phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ

Tùy tình trạng bệnh, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thay đổi chế độ ăn

Nguyên nhân chủ yếu gây máu nhiễm mỡ là do chế độ ăn không hợp lý. Vì vậy việc thay đổi chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng để cải thiện bệnh. Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn khi bị máu nhiễm mỡ như sau: 
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu. Chất béo bão hòa thường có ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên kem… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, cacao và các loại cây dầu.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo độc hại – chất béo dạng trans được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn. Chất béo dạng trans được chứng minh làm tăng lượng cholesterol máu. 
  • Tăng chất xơ: Chất xơ được ví như là cái chổi quét ra khỏi cơ thể cholesterol và các chất độc hại. Nên ăn đa dạng rau củ quả để tăng cường lượng chất xơ.
  • Tăng lượng đạm: Nên dùng các loại thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, cá. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành vì có thể làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol và triglycerid (là những thành phần làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch).

máu nhiễm mỡ

Các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mỡ máu gồm: Statins, Niacin, dẫn xuất acid fibric… Tùy tình trạng tăng mỡ máu và các bệnh mắc kèm mà bác sĩ sẽ lựa chọn, chỉ định các loại thuốc phù hợp với bệnh nhân. 

Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2

Bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch bí truyền trong dân gian có hiệu quả vượt trội, đã được nhiều thế hệ người bệnh tin tưởng. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, tiêu biểu như thuốc Meken. 

Thuốc Meken là một lựa chọn phù hợp trong trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch kèm tình trạng máu nhiễm mỡ. Thuốc giúp bảo vệ khỏi tình trạng xơ vữa động mạch và những biến cố tim mạch do mỡ máu cao gây ra như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, tăng huyết áp…

Meken nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

máu nhiễm mỡHỗ trợ điều trị người bị tai biến mạch máu não, người bị di chứng tai biến, người bệnh mạch vành, đau thắt ngực.

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD

Số giấy đăng ký lưu hành: VD-26513-17

Thông tin chi tiết xem tại đây

 

 

DS Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN