Tại Việt Nam hiện nay có tới khoảng 20% dân số đang mắc bệnh viêm đại tràng, trong đó có tới 4 triệu người đã tới giai đoạn mãn tính. Đây là con số đáng lo ngại trong khi nhận thức về bệnh viêm đại tràng của người dân nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.
Vậy Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Đại tràng, hay còn gọi là ruột già, là bộ phận rất quan trọng nằm ở vị trí gần cuối của hệ thống tiêu hóa, với chức năng chính là nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột nôn đưa xuống, hấp thụ lại một phần nước, các chất điện giải từ thức ăn này trước khi làm rắn lại để tạo thành phân. Giữ phân cho đến khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối của đại tràng gần hậu môn.
Do là nơi hình thành và đào thải phân, đại tràng trở thành khu vực dễ bị tổn thương và thường xuyên chịu sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh.
Trong đó, viêm đại tràng được coi là bệnh lý phổ biến nhất, là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì xuất hiện những vết viêm gây đau đớn, còn nặng thì có thể xảy ra tình trạng loét, xuất huyết, thậm chí là những ổ áp xe ở đại tràng.
Đối với tình trạng viêm đại tràng cấp tính, bệnh thường bắt nguồn từ những nguyên nhân:
Với viêm đại tràng mãn tính, bệnh xảy ra do:
Bị mắc viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm, đại tràng bị nhiễm trùng, có sự xâm nhập của nấm, ký sinh trùng và chất độc, từ đó dẫn đến tình trạng mãn tính.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bệnh mắc viêm đại tràng mãn tính mà không rõ nguyên nhân (gọi là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu)
Tuy nhiên, tất cả các tác nhân kể trên vẫn chưa phải là nguyên nhân thực sự dẫn đến viêm đại tràng. Bởi trên thực tế, không phải ai khi gặp phải các yếu tố này cũng sẽ dẫn tới viêm đại tràng.
Có rất nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột, sử dụng phải thực phẩm chứa vi khuẩn gây bệnh nhưng vẫn không hề bị bệnh. Bên cạnh đó, số người mắc viêm đại tràng không rõ nguyên nhân cũng chiếm phần trăm không nhỏ. Đó là bởi nguyên nhân thực sự gây nên viêm đại tràng là ở cơ địa kháng bệnh đại tràng của mỗi người.
Cơ địa là tập hợp những khả năng chống lại các bệnh cũng như các tác nhân gây bệnh, cơ địa là yếu tố quyết định xem một người có khả năng bị mắc bệnh hay không. Một người có cơ địa bị bệnh đại tràng sẽ không thể bảo vệ được đại tràng trước các yếu tố tấn công, cuối cùng dẫn tới bệnh viêm đại tràng.
Những triệu chứng của viêm đại tràng cấp sẽ khác nhau và phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh:
Với những dấu hiệu điển hình nhất là đau bụng: Sẽ diễn ra từng lúc, thường diễn ra lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong. Mỗi lần đau như vậy lại muốn đi đại tiện, sau khi đi sẽ hết đau bụng, thay vào đó là cảm giác dễ chịu.
Bên cạnh đó, đau bụng sẽ kèm theo các triệu chứng đại tiện ra phân bất thường gồm:
Ngoài ra, viêm đại tràng còn gây ra tình trạng đầy bụng, trướng hơi, đầy hơi, cảm giác bụng ì ạch, ăn uống khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.
Viêm đại tràng nếu được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp thì sẽ không nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện quá muộn, lại không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ chuyển biến thành nặng và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Đây đều là biến chứng gây đau đớn thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị.
Những người có thói quen sinh hoạt hoặc mắc một số bệnh lý dưới đây có thường nguy cơ mắc viêm đại tràng:
Để chẩn đoán viêm đại tràng, sau khi tìm hiểu về bệnh sử kết hợp thăm khám lâm sàng, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích) là hai bệnh lý với nhiều dấu hiệu giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.
Chính vì vậy, để có được hướng điều trị phù hợp, cần phân biệt rõ hai bệnh lý này.
Viêm đại tràng | Viêm đại tràng co thắt | |
Bệnh lý | Có những ổ viêm và loét nhìn thấy được khi nội soi hoặc siêu âm | Là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng, Khi nội soi không thấy có biểu hiện khác thường nào, cũng không có ổ viêm loét hay áp xe trên thành niêm mạc. |
Triệu chứng |
|
|
Yếu tố tâm lý | Ít bị chi phối bởi yếu tố tâm lý | Bị chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng, stress,... |
Là việc điều trị bệnh bằng thuốc kê đơn, thông thường sẽ gồm:
Được áp dụng khi tình trạng viêm đại tràng ngày càng nặng và kéo dài hơn, thậm chí đã xuất hiện các biến chứng. Hiện nay, việc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm đang là phương pháp phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, trong điều trị viêm đại tràng, người bệnh cần lưu ý:
Việc điều trị viêm đại tràng bằng nội khoa và ngoại khoa đang là phương pháp phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều bất cập.
Để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn đã chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá.
Thay vào đó nên uống nhiều nước lọc, bổ sung chất sơ trong chế độ ăn, tránh bị căng thẳng, stress và nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
Bên cạnh đó, nên đi khám sức khoẻ định kỳ để tầm soát bệnh tật, phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm đại tràng.
Có thể nói, viêm đại tràng là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể xảy ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như tính mạng của người bệnh như: ung thư đại tràng, viêm phúc mạc…
Viêm đại tràng mạn tính như: viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị nhằm giảm sự phát triển, giảm triệu chứng của bệnh và biến chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát
Viêm đại tràng có nguyên nhân do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng nên thường lây qua các đường tiêu hoá: ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, bệnh viêm ruột (IBS) viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là các bệnh lý tự miễn và không rõ nguyên nhân.