Việc lựa chọn chế độ ăn uống cho người bệnh dạ dày cũng cần lưu ý bởi những thực phẩm “kiêng kị”, không phù hợp với người bệnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Đau dạ dày là căn bệnh cơ địa, xảy ra khi cơ địa kháng bệnh dạ dày của bệnh nhân suy yếu, dạ dày bị các yếu tố nguy cơ như: nhiễm vi khuẩn HP, stress căng thẳng kéo dài, lạm dụng thuốc giảm đau… tấn công liên tục gây ra các vết viêm loét, tổn thương thực thể tại dạ dày hoặc tá tràng.
Với bản chất là bệnh tiêu hóa, vì vậy việc lựa chọn chế độ ăn uống và các nhóm thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị đau dạ dày. Những nhóm thực phẩm “kiêng kị”, không tốt cho bệnh nhân dạ dày có thể làm tăng nặng thêm triệu chứng bệnh cũng như ảnh hưởng xấu tới hiệu quả điều trị.
Ngược lại, các nhóm thực phẩm tốt kết hợp cùng thực đơn khoa học sẽ giúp giảm thiểu bớt các triệu chứng cũng như hỗ trợ hiệu quả của quá trình điều trị bệnh dạ dày.
Đối với bệnh nhân dạ dày, một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học cần tuân thủ theo các tiêu chí sau đây:
Những loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân dạ dày có thể kể đến bao gồm:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của Gừng chủ yếu chứa các hợp chất Zingiberene, Gingerol, Zingiberol... có hoạt tính giảm đau, kháng viêm, giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn thông qua các hoạt động ức chế co thắt cơ trơn và trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.
Bên cạnh đó, gừng cũng giúp cải thiện các triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy thường gặp ở những bệnh nhân bị đau dạ dày.
Gừng có thể được bổ sung cho bệnh nhân dạ dày thông qua việc dùng gừng tươi, nấu chín hoặc pha trà... Một người trưởng thành có thể dùng tối đa tới 5g gừng mỗi ngày mà không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Chuối chín được cho là một trong số những loại hoa quả tốt nhất đối với dạ dày bởi hàm lượng kali cao trong loại quả này có công dụng tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm các cơn đau dạ dày, kích thích sản sinh chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, pectin được tìm thấy trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi với người mắc phải rối loạn tiêu hóa và giúp cải thiện các chứng táo bón và tiêu chảy ở bệnh nhân dạ dày.
Các loại bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp các chất xơ dễ hòa tan, cải thiện tiêu hóa đồng thời giúp trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày. Giảm lượng lượng acid dịch vị dạ dày cũng đồng nghĩa với việc giảm ợ chua.
Đu đủ có chứa hàm lượng cao papain - là một loại enzyme tiêu protein - giúp tiêu hóa protein trong các loại thịt tốt hơn, cải thiện tiêu hóa cho người bệnh dạ dày. Ngoài ra, papain còn có tác dụng tương tự như chất nhuận tràng, giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón cho người bị đau dạ dày.
Trong củ nghệ vàng (nghệ ta) chứa rất nhiều curcuminoid được ví như là “tinh chất nghệ”. Các curcuminoid từ lâu đã được chứng minh có rất nhiều hoạt tính sinh học tốt cho bệnh nhân dạ dày như tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng ung thư tự nhiên, ức chế vi khuẩn HP, làm liền vết viêm loét…
Nghệ có được bổ sung vào thực đơn hằng ngày thông qua dạng bột, nước cốt nghệ… dùng trong các món xào, hấp, rang… Lưu ý người bệnh chỉ nên sử dụng nghệ vàng với liều lượng phù hợp bởi vì tinh dầu nghệ quá nhiều dễ gây nóng trong và hại gan.
Hạt lanh chứa nhiều tinh dầu bao gồm chất xơ và nhiều hoạt chất khác. Chúng có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Để cải thiện tình trạng đau dạ dày, bạn có thể ăn hạt lanh trực tiếp, dùng dưới dạng bột, xay cùng sinh tố rau củ hay ăn dầu hạt lanh. Chúng đều tốt cho sức khỏe và an toàn cho tất cả mọi người.
Bột yến mạch chính là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của người bị đau dạ dày. Loại ngũ cốc này chứa nguồn chất xơ dồi dào cùng nhiều loại vitamin và các khoáng tố thiết yếu cho cơ thể.
Sử dụng bột yến mạch sẽ giúp hỗ trợ đường ruột trong việc tiêu hóa thức ăn, bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ bị trào ngược axit - một trong những bệnh lý thường gặp có thể dẫn đến các cơn đau dạ dày.
Bệnh nhân đau dạ dày có thể được bổ sung yến mạch trong thực đơn thông qua một số hình thức như:
Thức ăn được nấu dưới dạng canh/soup loãng được nấu chín trở nên mềm và nhỏ hơn, giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra lượng nước trong canh/soup cũng giúp pha loãng bớt lượng acid dịch vị, hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày.
Các loại trà thảo dược sẽ giúp điều hòa tốt hệ thống tiêu hóa, nó ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Các loại trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng vì nó sẽ có tác dụng giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ là khi bạn đã yêu thích các loại trà bạc hà, hãy để ý chúng sẽ làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, điều đó cho phép các acid đi vào trong dạ dày, có thể gây ra chứng ợ hơi.
Trong nước dừa tươi có chứa nhiều các các chất điện giải như các ion Ca2+, K+, Mg2+... và khoáng chất có tác dụng tốt với cơ thể, giúp cải thiện các vấn đề về tiết niệu cũng như các triệu chứng đau dạ dày.
Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm lành tính, giúp cải thiện tiêu hóa thì người bệnh dạ dày cũng cần chú ý các nhóm thực phẩm nên “kiêng khem” để tránh làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh bao gồm:
Trả lời: Sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, do đó bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung sữa chua trong thực đơn hằng ngày của bản thân. Tuy nhiên sữa tươi và các chế phẩm từ sữa (pho mát, phô mai) lại không tốt cho người bệnh bởi chúng gây nên tình trạng khó tiêu, sinh nhiều khí hơi trong bụng và làm nặng thêm các cơn đau dạ dày.
Chuối chín được cho là một trong số những loại hoa quả tốt nhất đối với dạ dày bởi hàm lượng kali cao trong loại quả này có công dụng tốt trong hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm các cơn đau dạ dày, kích thích sản sinh chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nên hạn chế ăn chuối xanh và chuối tiêu do chứa nhiều chất xơ không hòa tan và tanin gây khó tiêu, vón cục, không tốt cho dạ dày.
Đu đủ có chứa hàm lượng cao papain - là một loại enzyme tiêu protein - giúp tiêu hóa protein trong các loại thịt tốt hơn, cải thiện tiêu hóa cho người bệnh dạ dày.
Ngoài ra, papain còn có tác dụng tương tự như chất nhuận tràng, giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón cho người bị đau dạ dày.
Ngoài tinh bột, khoai lang cũng chứa một lượng đáng kể các chất xơ - vốn là các chất giúp trung hòa bớt acid dịch vị trong dạ dày.
Bên cạnh đó, khoai lang cũng chứa beta-carotene có vai trò giống như một chất oxy hóa tự nhiên giúp làm giảm viêm, giảm đau và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của các gốc tự do có hại.
Ổi là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C rất cao, do đó dường như đây là một loại trái cây rất phù hợp với bệnh nhân dạ dày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày khi đói tuyệt đối không nên ăn ổi vì vitamin C có thể kích thích dạ dày trong cơn đói tăng tiết dịch vị dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua.
Táo là loại trái cây có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, và giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp Kali cho cơ thể.
Lớp ngoài vỏ táo có chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên, nó có tính hòa tan, giãn nở khi gặp phải nước, đồng thời có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột, điều đó giúp cho quá trình bài tiết được thuận lợi hơn.
Mì tôm là một món thức ăn nhanh rất được ưa chuộng bởi tính thuận tiện và nhanh chóng của nó. Tuy nhiên, bên cạnh việc không có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, mì tôm cũng là một loại thức ăn khó tiêu và gây nóng trong, do đó bệnh nhân đau dạ dày không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn tỏi sống bởi hàm lượng fructan rất cao, đây là hợp chất gây tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày sẽ khiến người bệnh có các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, cồn cào. Người bệnh có thể dùng tỏi nấu chín hoặc ngâm mật ong để có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới bệnh.
Bệnh nhân bị đau dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng. Với hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và axit amin dồi dào, trứng có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc viêm loét và cải thiện tình trạng suy nhược ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng.
Hơn nữa trứng còn có độ mềm, dễ tiêu hóa và hầu như không gây áp lực lên dạ dày hay các cơ quan tiêu hóa khác. Tuy nhiên do trứng chứa nhiều cholesterol, vì vậy chỉ nên bổ sung khoảng 5 – 6 quả trứng/ ngày (đối với người trưởng thành
Tương tự như ổi, nho cũng là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C rất cao, do đó dường như đây là một loại trái cây rất phù hợp với bệnh nhân dạ dày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày khi đói tuyệt đối không nên ăn nho vì vitamin C trong loại quả này có thể kích thích dạ dày trong cơn đói tăng tiết dịch vị dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ợ chua...