Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:01
RSS

Đau dạ dày ăn chuối được không? Nên ăn chuối gì?

Thứ ba, 28/02/2023, 16:59 (GMT+7)

Chuối là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, không những vậy còn dễ mua và chi phí cực rẻ. Khi cơn đau dạ dày xảy ra và nhiều người cho rằng ăn chuối vào thời điểm này là không tốt. Tuy nhiên, cũng tham khảo bài viết này để biết được chính xác chuối có lợi hay có hại cho dạ dày.

I. Đau dạ dày ăn chuối được không?

Trong chuối có rất nhiều thành phần có lợi cho dạ dày, nó giúp bộ máy tiêu hóa được hoạt động tốt, không phải như nhiều ý kiến cho rằng ăn chuối sẽ khiến tình trạng xấu hơn.

  • Hàm lượng kali trong chuối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng tốt, cải thiện các cơn đau, tăng cường sản sinh ra chất nhầy để bảo vệ thành niêm mạc dạ dày.
  • Thành phần pectin trong chuối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện cơn đau dạ dày.
  • Việc bổ sung chuối có thể ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Hp - Loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày lây qua nhiều đường khác nhau.

đau dạ dày ăn chuối được không

Các loại chuối mà người bệnh dạ dày nên ăn:

Tuy chuối chưa được đánh giá cao trong việc cải thiện cơn đau, nhưng nếu việc ăn chuối không đúng cách và đúng loại thì có thể xảy ra các tình trạng không mong muốn. Để có thể hạn chế tình trạng ăn chuối gây đau dạ dày thì người bệnh cần lưu ý đến các điều sau:

  • Ăn chuối chín, tránh không ăn chuối xanh hay ngay cả những quả chuối ương cũng không nên ăn, vì chất nhựa trong chuối sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày gây khó chịu cho phần bụng.
  • Ăn chuối vào sau bữa ăn khoảng 30 phút, tránh không nên ăn vào lúc đói.
  • Chọn các loại chuối như chuối ngự, chuối tây, chuối cau, chuối lá.
  • Nên ăn 1 - 2 quả mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.

Người đau dạ dày không nên ăn chuối tiêu, chuối xanh để không bị đầy bụng, khó tiêu…

II. Một số lợi ích của chuối đối với cơ thể

Trong chuối chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nó vừa có chất chống oxy hóa vừa có các chất xơ phù hợp.

  • Kiểm soát được lượng đường: Thành phần pectin và tinh bột đề kháng có trong chuối giúp giảm lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, ăn chuối có thể kiểm soát được tình trạng thèm ăn.
  • Bảo vệ hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong chuối giúp làm sạch đường ruột và chống chọi với các vấn đề các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Đặc biệt là có thể phối hợp điều trị đau dày khi chuối tác động đến việc bài tiết chất nhầy, từ đó tái tạo thành niêm mạc khắc phục tình trạng vết loét hiệu quả.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Kali là chất mà tim mạch cần tới, nó có thể kiểm soát được tình trạng huyết áp. Nhưng dưỡng chất này ít được mọi người chú ý đến để bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày. Khi hàm lượng kali được bổ sung vào cơ thể sẽ khiến huyết áp được giảm. Ngoài ra, hàm lượng magie vừa đủ trong chuối chính là yếu tố giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Chuối có thể hỗ trợ, cải thiện các vấn đề khác như: Cải thiện độ nhạy cảm của insulin, ngăn ngừa thiếu máu, chống tình trạng oxy hóa mạnh, kiểm soát cân nặng, giúp chức năng thận khỏe mạnh.

lợi ích của chuối với cơ thể

III. Tại sao bị đau dạ dày sau khi ăn chuối

Đa phần chuối ít khi gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, tuy nhiên nếu sau khi ăn chuối bị đau bụng có thể do cơ thể bị kích ứng với một thành phần nào nó của chuối dẫn tới rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng. Khi thấy tình trạng có vẻ nghiêm trọng hơn thì nên tới các cơ sở y tế thăm khám.

1. Do ăn chuối chưa chín

Khó có thể tin được rằng độ chín của chuối có thể ảnh hưởng tới dạ dày, nhưng nó lại gián tiếp ảnh hưởng hàm lượng tinh bột trong chuối. Trong một quá trình nghiên cứu được thực hiện vào năm 1986, đã tìm ra được chuối ương chiếm lượng tinh bột lớn hơn 12 lần so với chuối chín.

Đối với những thực phẩm giàu tinh bột sẽ dẫn tới quá trình tiêu hóa khó hơn, dễ tạo ra khí trong đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới dạ dày.

Với người bị đau dạ dày ăn chuối tiêu sẽ càng khiến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, bụng có cảm giác cồn cào đau âm ỉ.

2. Hội chứng ruột kích thích

Người đang trong tình trạng ruột kích thích xảy ra các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút. Mỗi người bệnh sẽ có những thực phẩm gây ra kích ứng khác nhau, nhưng đối với chuối thì hầu hết những người mắc hội chứng này.

Khi tình trạng chuối bị phân hủy trong ruột dẫn tới tình trạng thừa khí. Tình trạng này chỉ thường xảy ra đối với những người mắc phải hội chứng ruột kích thích, còn những đối tượng có hệ tiêu hóa bình thường sẽ không gặp phải triệu chứng này.

vì sao đau dạ dày sau khi ăn chuối

3. Dị ứng chuối

Đối tượng dị ứng với chuối rất hiếm gặp, nhưng không phải là tình trạng này không xảy ra. Tình trạng dị ứng chuối không khác gì so với những dị ứng khác, nó có thể xảy ra tình trạng khó thở, thở khò khè hoặc cơn đau bụng đột ngột.

4. Không dung nạp fructose

Đây là một loại đường đơn giản được thường được tìm thấy trong các loại trái cây, Theo cơ sở dữ liệu thì chuối có hàm lượng fructose ít hơn so với các loại quả ngọt hơn. Với người có phản ứng xấu với hoạt chất này sẽ khiến khó có thể phân hủy trong ruột. Để biết biết bản thân có bị chứng không dung nạp fructose hay không có thể xem chẩn đoán sau khi sinh.

IV. Những lưu ý để ăn chuối không bị đau dạ dày

1. Kiểm soát lượng chuối và loại chuối ăn

  • Như đã nói qua ở trên, đối với người bị mắc bệnh dạ dày chỉ nên ăn các loại chuối, cụ thể như chuỗi tây, chuối ngự và phải lựa chọn chỗ mua an toàn, đảm bảo không có thuốc trừ sâu.
  • Không lạm dụng, chỉ nên ăn 2 - 3 quả một ngày để ngăn ngừa cơn đau dạ dày.
  • Ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút để các dưỡng chất được phát huy khả năng của mình tốt nhất.
  • Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói vì có thể khiến tình trạng đau dạ dày tăng mạnh hơn.

2. Chữa trị sớm bệnh dạ dày

Triệu chứng ban đầu của bệnh dạ dày thường chưa có gì nghiêm trọng, tuy nhiên nếu cứ để tình trạng này kéo dài mà không có hướng điều trị kịp thời thì dễ gây ra các biến chứng khó lường,

Khi cơn đau, khó chịu bắt đầu nặng hơn, người bệnh mới có xu hướng đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra liều trình phù hợp. Nhưng không phải ai cũng có những liệu trình điều trị giống nhau do còn tùy thuộc vào cơ địa và tiền sử bệnh mỗi người.

Ngoài ra, khi có người cùng những triệu chứng bệnh nhưng có người bị nhẹ có người bị nặng, căn nguyên chính là do yếu tố cơ địa nên mới xảy ra tình trạng này.

Tham khảo tư vấn từ bác sĩ để có thể hiểu rõ nguyên nhân chính gây ra cơn đau dạ dày. Cùng với đó việc thăm khám và điều trị sớm có thể giúp người bệnh dễ dàng đạt được hiệu quả cao hơn.

Đau dạ dày ăn chuối chỉ là phương pháp dân gian phối hợp cải thiện cùng với phương pháp điều trị phù hợp. Tuy chuối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải cứ ăn là sẽ có tác dụng hỗ trợ mà cần phải có những lưu ý đặc biệt trước khi ăn. Cần bảo vệ niêm mạc dạ dày theo hướng dẫn của các chuyên gia.

thông tin tư vấn

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại