Thứ năm, 25/04/2024 | 20:00
RSS

Đau dạ dày có ăn được khoai lang không?

Thứ tư, 01/03/2023, 17:36 (GMT+7)

Đau dạ dày không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam nhưng “đau dạ dày có ăn được khoai lang không?” thì vẫn đang là câu hỏi được nhiều người mắc bệnh băn khoăn. Trong khoai lang chứa nhiều dưỡng chất mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng phù hợp

I. Đau dạ dày có ăn được khoai lang không?

Trong dạ dày có chứa các thành phần như các loại Vitamin A, C, B6, tinh bột, chất xơ… đều là những dưỡng chất mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ chức năng hoạt động của dạ dày nhạy bén hơn. Từ đó, ăn khoai lang sẽ được coi là thực phẩm nhuận tràng, giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày.

đau dạ dày ăn khoai lang được không

Trong quá trình điều trị dạ dày, người bệnh có thể kết hợp sử dụng khoai lang để chế biến thành các món ăn khác nhau để tăng khẩu vị, tránh nhàm chán. Cụ thể như khoai lang luộc, khoai hầm xương, nấu cháo…

Tuy nhiên, không nên dung nạp quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Sử dụng vừa phải và chỉ nên dùng 2 - 3 lần mỗi tuần.

II. Một số tác dụng của khoai lang với cơ thể

  • Tăng cường Vitamin A: Trong khoai lang có chứa hàm lượng beta carotene nên sau khi ăn khoai sẽ được gan chuyển hóa thành Vitamin A. Lúc này Vitamin A sẽ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và ngăn cản tình trạng nhiễm trùng về sau.
  • Loại bỏ căng thẳng: Hàm lượng magie cao có trong khoai là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hoạt động tốt, giảm được lo lắng và căng thẳng.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Khoai lang giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể, từ đó giúp chỉ số được ổn định, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Hàm lượng magie và chất xơ cũng giúp ngăn ngừa được bệnh.
  • Kiểm soát cân nặng: Lượng chất xơ giúp lên men và hòa tan, từ đó giúp cơ thể duy trì và kiểm quản lý cân nặng. Chất xơ trong khoai còn có thể làm tăng kích thích khả năng hoạt động của hormone hỗ trợ việc giảm cân tốt.
  • Khả năng chống viêm cao: Ngoài các dinh dưỡng khác có trong khoai lang thì, choline là một dinh dưỡng tốt giúp thúc đẩy các phản ứng viêm, cải thiện các vị trí viêm tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất anthocyanin hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa tế bào ung thư ruột kết.
  • Bổ trợ trí nhớ: Chất anthocyanin là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện trí nhớ tốt. Từ việc nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã khẳng định rằng, hoạt chất trên có thể bảo vệ não bộ giúp giảm viêm, bổ trợ khả năng học tập và tăng cường trí nhớ.

tác dụng của khoai lang với cơ thể

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Các thành phần trong khoai giúp ngăn chặn sự phát triển của các bệnh ung thư như dạ dày, vú và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chiết xuất từ khoai lang có thể chống ung thư tuyến tiền liệt đảm bảo được rằng các tế bào ung thư không lan và phát triển rộng.
  • Chống ổ viêm loét: Đem lại lợi ích cho các vị trí loét ở dạ dày, tránh gây ra các cơn đau. Giúp bảo vệ tốt các mô ở đường tiêu hóa khi dùng thuốc aspirin để cải thiện vết loét.
  • Giảm thiểu mắc các bệnh lý về tim mạch: Khi cơ thể bị quá trình oxy hóa diễn ra quá nhanh có thể xảy ra tình trạng xơ vữa động mạnh gây ra các bệnh lý tim mạch liên quan. Hàm lượng polyphenol sẽ kiểm soát quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa: Tăng cường sức khỏe đường ruột do hấp thu được hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang. Tiêu thu với hàm lượng vừa phải có thể giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn, chống tình trạng táo bón.
  • Ngoài ra, ăn khoai lang có thể hỗ trợ các vấn đề khác như kháng khuẩn, chăm sóc da và tóc, chăm sức khỏe sinh sản, điều hòa huyết áp, tăng cường thị lực.

III. Những lưu ý cho người đau dạ dày khi ăn khoai lang

1. Kiểm soát lượng khoai lang ăn hằng ngày

Dùng khoai lang để hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày cũng cần lưu ý tới hàm lượng đúng đủ, vì nếu dùng quá có thể dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Đối với người đau dạ dày được khuyên rằng chỉ nên dùng 100g khoai lang một ngày khoảng 2 - 3 lần một tuần, sẽ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt.

2. Chọn thời điểm ăn khoai lang phù hợp

  • Cách 1h sau bữa ăn: Hấp thu khoai cần từ 4 - 5 tiếng để có thể hấp thụ hết, vì vậy ăn sau 1h để có thể tránh tình trạng đầy bụng.
  • Tránh ăn khoai vào buổi tối: Như đã nói ăn khoai cũng có thể gây đầy bụng, nên khi buổi tối vận động nên tiêu hóa chậm hơn nên dẫn tới khoai chưa được tiêu hóa gây ợ hơi, khó tiêu… gây ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Đang đói không nên ăn khoai: Đường và tinh bột trong khoai chứa hàm lượng lớn do đó ăn khoai lúc đói sẽ khiến dạ dày phải hoạt động mạnh gây quá tải làm ảnh hưởng tới dạ dày.

3. Nhưng đối tượng không nên ăn khoai lang

Với người khỏe mạnh bình thường sử dụng thì không sao, nhưng những người đang bị đau dạ dày kèm theo các tình trạng sau thì không nên sử dụng:

  • Người bệnh thận: Lượng oxalate chứa trong khoai là tác nhân gây ra canxi oxalate gây ra sỏi thận và các vấn đề liên quan đến thận.
  • Đang bị đầy bụng: Vì ăn khoai nhiều có thể dễ gây ra tình trạng đầy bụng, do đó người đang trong tình trạng này nên tạm dừng ăn khoai do tiêu hóa đang không được ổn định sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

lưu ý khi ăn khoai lang với người đau dạ dày

4. Chọn khoai lang cẩn thận

Việc lựa chọn loại khoai lang phù hợp với người đau dạ dày cũng rất quan trọng và cần lưu ý tới điều sau:

  • Chọn khoai có màu đậm: Khoai có màu cam, tím, đỏ sẽ hỗ trợ giảm tình trạng viêm, sưng dạ dày vì trong các loại khoai màu này có chứa chất chống oxy hóa.
  • Tránh những củ khoai bị mốc, hà, mọc mầm: Khi khoai không được bảo quản tốt sẽ dẫn tới tình trạng trên khiến sản sinh ra các độc tố gây hại cho gan.

5. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến khoai lang

Gọt sạch vỏ khoai lang, không ăn vỏ vì khoai mọc dưới đất nên dễ có khả năng tiếp xúc với các chất độc hại dưới đất. Đặc biệt, trong vỏ khoai tây có chứa nhiều hàm lượng xeton, các chất gây độc dễ dẫn tới tình trạng ngộ độc.

Không ăn khoai sống vì có thể gây kích ứng dạ dày dẫn tới các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn. Nên luộc khoai chín, mềm để dễ tiêu hóa, ngoài ra có thể bảo vệ các vết thương trên thành dạ dày.

IV. Vì sao bị đau dạ dày sau khi ăn khoai lang?

Nếu bạn ăn khoai lang bị đau dạ dày hơn thì vì thành phần trong khoai có chứa Mannitol có thể gây tác động ngược lại đến dạ dày đối với những đối tượng nhạy cảm. Vì vậy nếu sau khi ăn khoai cơn đau dạ dày bị tăng lên thì có thể cơ thể của bạn bị phản ứng với chất mannitol.

Trong đó, Mannitol cũng chứa trong một số loại thực phẩm như khoai lang, súp lơ, dưa hấu, cần tây… nếu ăn có thể xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa thì có khả năng cơ thể bị kích ứng với thành phần này.

vì sao ăn khoai lang xong bị đau bao tử

Trường hợp này rất ít xảy ra và không có gì nguy hiểm nên người bệnh không nên quá lo lắng khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa… Nhưng nó vẫn xuất hiện trong thời gian dài thì người bệnh nên dừng ăn những thực phẩm đó lại và đến các cơ sở y thế để bác sĩ tư vấn.

Đau dạ dày nhẹ có thể ăn khoai lang để giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau với chi phí vừa rẻ vừa dễ thực hiện và tìm kiếm. Tuy nhiên, không nên cho rằng ăn khoai lang sẽ có tác dụng chữa khỏi bệnh do đó người bệnh nên quan tâm tới chế độ ăn, phối hợp điều trị đúng liệu trình của bác sĩ mới giúp thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại