Đây là một trong những cách trị đau dạ dày được nhiều người áp dụng nhất vì không cần sử dụng bất cứ loại nguyên liệu hay dụng cụ nào. Chỉ cần xoa một ít dầu gió ra tay rồi nhẹ nhàng xoay tròn quanh khu vực rốn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 - 5 phút. Động tác này có tác dụng giảm các cơn co thắt dạ dày, giúp cải thiện tình trạng đau và góp phần tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa.
Đồng thời, người bệnh có thể tác động vào huyệt trung quản để tăng điều tiết hoạt động co bóp cho dạ dày, giảm bớt cơn đau. Huyệt nằm ở vị trí trung điểm của đoạn nối giữa rốn và mỏ ác. Cách thực hiện rất đơn giản: dùng một ngón tay day mạnh vào huyệt đến khi có cảm giác tê buốt, mỗi ngày day ấn từ 1 - 2 lần, mỗi lần trong 1 - 3 phút.
Căng thẳng, mệt mỏi thần kinh kéo dài cũng có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày kéo dài ở nhiều bệnh nhân. Trong trường hợp này, bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh tập cách hít thở đều, thở sâu để kích hoạt cơ chế chống lại stress tự nhiên của cơ thể, thư giãn đầu óc và tìm lại cảm giác vui vẻ, thoải mái. Thêm vào đó, thông qua điều trị đau dạ dày bằng việc hít thở, cơ thể sẽ tự động giải phóng Endorphin - một loại hormon có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp tâm trạng trở nên tốt hơn.
Nước ấm, nước gừng, sữa ấm hoặc nước nghệ mật ong đều là những giải pháp trị đau dạ dày cấp tốc có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm đau tức thì. Hãy luôn chuẩn bị sẵn nước ấm, vài lát gừng tươi hoặc trà gừng đóng gói sẵn, tinh bột nghệ và mật ong trong căn bếp để sẵn sàng xử lý những cơn đau dạ dày ngay khi cần thiết.
Đơn giản hơn, bạn cũng có thể bỏ 1 chút muối vào nước lọc và khuấy đều, sau đó uống từng hớp nhỏ chậm rãi. Với tính sát khuẩn cao, muối sẽ làm sạch đường ruột & hỗ trợ giảm đau dạ dày
Nước lá bạc hà, trà xanh, giấm táo, nước dừa, nước ép bắp cải cũng là những sự lựa chọn hữu ích đối với những bệnh nhân bị Viêm loét dạ dày
Lưu ý: Người bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng các thức uống có cồn, có vị chua, nước ngọt có gas hoặc đồ uống từ quả hồng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa.
Nhiệt độ ấm thường sẽ giúp xoa dịu những cơn đau bụng, đau thắt từ dạ dày tương đối hiệu quả. Không những thế cách thực hiện cũng rất đơn giản & có thể triển khai nhanh chỉ trong vài phút
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một chiếc túi chườm nóng, túi sưởi hoặc một chai nước nóng, nhiệt độ khoảng 50 - 60 độ.
- Đặt lên vùng bị đau và để yên trong 2 - 3 phút. Sau đó nhấc ra và đặt lại vào vị trí cũ. Lặp lại nhiều lần cho đến khi túi hoặc chai nết nóng.
- Xoa đều túi chườm xung quanh bụng nơi đang có cơn đau xảy ra
- Có thể lót thêm vải hoặc khăn mỏng lên trên vùng bụng để tránh cho vùng da chườm bị bỏng rát.
Đây là cách chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả, không gây hại cho cơ thể nên có thể sử dụng bất cứ khi nào cảm thấy đau.
Trong nha đam rất giàu các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin B, C, E, axit folic cùng các loại khoáng chất như natri, kali, canxi, magie... với khả năng ổn định đường huyết trong máu và giảm tình trạng viêm loét dạ dày lan rộng. Những thành phần này có công dụng làm lành vết thương, giảm viêm, giảm đau, trung hòa và giảm tiết axit dạ dày rất tốt. Khi sử dụng loại thực phẩm này đều đặn, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng ợ nóng, ợ rát, đầy hơi giảm rõ rệt, những cơn đau do viêm loét cũng không còn xuất hiện thường xuyên như trước nữa.
Dưới đây là một vài công thức từ nha đam giúp trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả:
Nước ép nha đam
- Nha đam rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, dùng dao lọc lấy phần thịt trong suốt ở trong, ngâm nước muối loãng trong 5 phút.
- Rửa lại với nước sạch, cho vào máy xay nhuyễn với khoảng 200ml nước lọc.
- Uống 2 lần mỗi ngày.
Hỗn hợp nha đam - mật ong
- Nha đam lọc lấy phần thịt, ngâm nước muối loãng, cắt nhỏ và bỏ vào lọ. Thêm 500ml mật ong, khuấy đều.
- Đậy chặt lọ và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
- Uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 2 thìa, liên tục trong 1 tháng.
Hỗn hợp nha đam - nghệ
- Sơ chế nha đam tương tự như 2 phương pháp trên.
- Cho nha đam và 1 ly nước lọc vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho lên bếp, bỏ thêm 3 bát nước, một ít nghệ tươi hoặc bột nghệ vào, đun sôi trong khoảng 5 - 7 phút.
- Tắt bếp, để nguội và uống.
Lá bạc hà từ lâu đã được coi là bài thuốc trị đau dạ dày hiệu quả tại nhà được rất nhiều người áp dụng. Loại thảo dược này chứa menthol - chất hóa học có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động tiêu cực từ rượu, bia và các chất kích thích, đồng thời làm giảm sự khó chịu do đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Chính vì thế, mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện, hãy nhai vài lá bạc hà và nuốt từ từ, hoặc hãm lá bạc hà với nước nóng trong 15 phút rồi thưởng thức.
Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với những người bệnh có tiền sử bị sỏi mật hoặc thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị, tốt nhất người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra xem các thành phần của thuốc có phản ứng với lá bạc hà hay không.
Theo kết quả nghiên cứu về sức khỏe đường ruột được công bố trên tạp chí Scientific Reports của Mỹ việc bổ sung quế cho cơ thể có thể tăng cường lưu thông máu đến thành dạ dày, kiềm chế tiết dịch axit trong dạ dày, từ đó cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa, giảm thiểu tổn thương ở niêm mạc dạ dày và đề phòng các bệnh đường ruột khác. Tối đa 6gr quế mỗi ngày sẽ mang lại tác dụng cực kỳ tốt cho đường tiêu hóa.
Đơn giản nhất bạn có thể cắn và nhai trực tiếp miếng quế. Hoặc có thể biến tấu thành món trà quế như sau
Công thức làm trà quế giảm đau dạ dày:
- Quế rửa sạch, cắt 3 - 4 khúc.
- Đun sôi với một ít nước trên bếp, để nhỏ lửa. Đến khi quế chuyển màu nâu đỏ thì tắt bếp, lọc lấy nước.
- Thêm nước cốt chanh, cam, một chút mật ong hoặc đường phèn vào và thưởng thức khi còn ấm.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng quế với liều lượng cao để tránh gây suy gan.
- Không áp dụng phương pháp trị đau dạ dày bằng quế với những người đang điều trị đái tháo đường bằng thuốc, người mắc các bệnh về tim mạch.
Như đã đề cập ở trên, sử dụng nước dừa cũng là một biện pháp "cấp cứu" kịp thời khi những cơn đau dạ dày phát tác. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định hiệu quả tuyệt vời của thức uống này trong việc điều trị đau dạ dày tại nhà. Trong nước dừa chứa hàm lượng cao các loại vitamin A, C, E, axit lauric, chất béo và các chất điện giải giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giảm cơn đói, ổn định lượng oxy trong máu, góp phần tăng cường lượng máu lưu thông đến thành bao tử, giảm đau, khắc phục chứng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
2 công thức chữa đau dạ dày bằng nước dừa:
Nước dừa nấu
- Đun sôi 100ml nước dừa hoặc quả dừa đã loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài trong 10 - 15 phút.
- Đợi nguội và thưởng thức. Nên uống khi còn đói. Không nên uống nước dừa đã đun sôi để qua đêm.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 2 tuần để cảm nhận hiệu quả.
Nước dừa pha nghệ
- Lấy vài củ nghệ tươi, gọt vỏ, rửa sạch, giã nát.
- Chắt nước dừa & nạo sạch cùi dừa ra nồi. Sau đó đun trên lửa nhỏ khoảng 10 - 12 phút để chắt lấy nước cốt. Bảo quan nước cốt trong chai hoặc lọ thủy tinh ở tủ mát
- Mỗi ngày dùng 1 thìa nghệ tươi & 3 thìa nước cốt dừa để uống sau bữa ăn. Nếu đắng quá có thể bỏ thêm chút đường. Sử dụng đều đặn trong 1 - 2 tuần.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh dạ dày, gừng được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên để giảm tình trạng đau âm ỉ kéo dài, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn. Loại củ này có tính ấm, vị cay và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các hoạt chất có trong gừng có khả năng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột. Khi bổ sung gừng làm gia vị cho các món ăn hoặc đồ uống mỗi ngày, người bệnh sẽ có cảm giác ngon miệng và tâm trạng vui vẻ hơn rất nhiều.
Cách sử dụng gừng trị đau dạ dày rất đơn giản. Người bệnh chỉ việc rửa sạch, thái gừng thành từng lát mỏng và ngậm trong miệng, ngâm với nước nóng hoặc giã nát, chắt lấy nước cốt và pha với nước ấm để uống. Nếu không có sẵn gừng tươi thì trà gừng đóng gói sẵn cũng là phương án thay thế.
Có rất nhiều cách thức trị đau dạ dày đơn giản đem lại hiệu quả tuyệt vời mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà khi những cơn đau bỗng dưng tái phát. Trong trường hợp đau kéo dài và mức độ đau tăng lên, nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời, dứt điểm tình trạng này.