Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:38
RSS

Vì sao phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử Sơn La bị hoãn?

Thứ hai, 16/09/2019, 10:04 (GMT+7)

TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn.

Vụ xét xử gian lận thi cử Sơn La: Triệu tập 45 người liên quan, chỉ 4 có mặt

Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử Sơn La. Ảnh: Infonet

Sáng nay 16/9, theo đúng kế hoạch, TAND tỉnh Sơn La mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến các sai phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Từ sáng sớm cùng ngày, lực lượng chức năng đã có mặt tại khu vực TAND tỉnh Sơn La để đảm bảo an ninh tại khu vực nơi diễn ra phiên xét xử những người có liên quan đến gian lận thi cử 2018. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là ông Quản Hữu Chiến và Đỗ Tuấn Long. Ngoài ra, có một thẩm phán dự khuyết là ông Hoàng Trung Thành.

Vụ xét xử gian lận thi cử Sơn La: Triệu tập 45 người liên quan, chỉ 4 có mặtVụ xét xử gian lận thi cử Sơn La: Triệu tập 45 người liên quan, chỉ 4 có mặt

Lực lượng chức năng thắt chặt an ninh. Ảnh: VTC

Có 8 bị cáo gồm: Trần Xuân Yến - cựu Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Lò Văn Huynh - cựu Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (Phòng Khảo thí), Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng Khảo thí, Cầm Thị Bun Sọn - Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT, Đặng Văn Thủy - Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu; Đinh Hải Sơn - cựu thiếu tá Công an Sơn La, Nguyễn Thanh Nhàn - cựu Phó trưởng Phòng Khảo thí, Đỗ Khắc Hưng - cựu trung tá Công an Sơn La.

Các bị cáo này bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điểm b khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 5-10 năm tù giam.

Vụ xét xử gian lận thi cử Sơn La: Triệu tập 45 người liên quan, chỉ 4 có mặt

Toàn cảnh phiên tòa xét xử. Ảnh: VTC

Các bị can Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; Đỗ Khắc Hưng, Cán bộ Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (PA03) Công an tỉnh Sơn La, bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tù từ 01 – 05 năm.

Theo cáo trạng, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác (vì mối quan hệ gia đình, bạn bè, đông nghiệp,…) câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in khóa phách vòng 1 và vòng 2 để nâng điểm cho 44 thí sinh.

Vụ xét xử gian lận thi cử Sơn La: Triệu tập 45 người liên quan, chỉ 4 có mặt

Bị cáo tại tòa. Ảnh: Infonet

Phiên tòa thu hút khá đông phóng viên báo chí Trung ương và địa phương. Ngoài 8 bị cáo và 10 luật sư, HĐXX triệu tập 48 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phần lớn trong số đó là các phụ huynh có con được nâng điểm.

Theo báo cáo của Thư ký tòa trong phần làm thủ tục ban đầu, chỉ có 4 người được triệu tập có mặt, 22 người có đơn xin xét xử vắng mặt, những người còn lại vắng mặt không lý do.

Đáng chú ý, trong số 43 người làm chứng (gồm cả lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) chỉ có 12 người có mặt, 15 người có đơn xin xét xử vắng mặt. Ngoài ra có 10 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.

Luật sư Phạm Văn Hiển và Nguyễn Thị Kim Thanh cho rằng sự có mặt của người làm chứng là rất quan trọng, đặc biệt là ông Đức bởi đã "trực tiếp nhờ" cựu phó giám đốc Trần Xuân Yến sửa điểm cho thí sinh. Luật sư đề nghị HĐXX triệu tập cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đến toà trong các phiên tiếp theo.

Đại diện VKS cũng đề nghị hoãn phiên tòa vì vắng nhiều người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. HĐXX sau đó đã quyết định hoãn phiên tòa.

Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN