Dương như người phương Tây vẫn coi thường lệnh cấm tụ tập mùa Covid-19 - Ảnh: Getty Images.
Theo CNN, khi Covid-19 bùng phát ở Ý, chính quyền nước này đã lập tức phong toả các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở phía Bắc. Ngày 9/2, Ý ban bố lệnh phong toả toàn quốc, những ai vi phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù và 232 USD.
Tuy nhiên, cảnh sát Ý đã phạt hàng trăm nghìn người coi thường lệnh cấm ra ngoài. Một quan chức Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc cho rằng biện pháp của Ý chưa đủ mạnh dù thuộc dạng nghiêm khắc nhất châu Âu
Cuối tuần trước, chỉ trong hai ngày, Ý đã ghi nhận hơn 1.400 ca tử vong. Theo đó, nước này đã “soán ngôi” Trung Quốc, chính thức trở thành tâm dịch Covid-19 lớn nhất toàn cầu. Nước này buộc phải ban hành những hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với cả người dân lẫn doanh nghiệp. Các chuyên gia nhận định, dường như nhiều quốc gia phương Tây vẫn chưa rút ra bài học gì từ Ý.
Công viên Victoria tại London vẫn đông đúc - Ảnh: The Sun.
Các bãi biển, đường đi bộ, công viên ở California (Mỹ) vẫn đông đúc dịp cuối tuần, bất chấp bang này đưa ra lệnh cấm tiếp xúc gần với người khác. Bãi biển Bondi nổi tiếng nước Úc cũng bị chính quyền cho đóng cửa vì hàng ngàn người tập trung vui chơi.
Tại Anh, người dân London đăng ảnh người lao động chen chúc trong tàu điện ngầm vào sáng thứ Hai. Tuy nhiên, mãi tới đêm 23/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson mới phát lệnh phong tỏa toàn quốc và nhấn mạnh những ai vi phạm lệnh cấm tụ họp đông người sẽ bị cảnh sát phạt ngay lập tức.
Hành khách trên một chuyến tàu điện ngầm tại London sau khi Thủ tướng Anh đã ban lệnh cấm tụ tập đông người - Ảnh: AP.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói những công dân không tuân thủ các biện pháp cách biệt cộng đồng mà chính phủ khuyến cáo đều "vô cùng ích kỷ". Còn Thống đốc New York Andrew Cuomo gọi những người vẫn tụ tập tại công viên là "cứng đầu" và "vô cảm".
Nhưng theo ông Nick Chater, giáo sư về khoa học hành vi tại Trường kinh doanh Đại học Warwick, Anh, các biện pháp này vẫn chưa đủ cứng rắn vì các nhà lãnh đạo phương Tây không nhất quán trong thông điệp đưa ra với người dân.
Ông Charter nói: Thông điệp họ đưa ra khiến mọi người nghĩ nó không quan trọng chút nào. Ta không nói kiểu như ‘tôi khuyên bạn dừng đèn đỏ, tôi khuyên bạn lái xe ở phía này đường’. Ta chỉ cần nói bạn phải làm như thế, nếu không, bạn phạm luật”.
Đường phố English Bay, Vancouver, Canada ngày 20/3 - Ảnh: CBC
Trước những pháp hời hợt như cấm tiếp xúc, cấm tụ tập từ hai người trở lên, khuyến cáo giãn cách xã hội của Anh, Đức và Úc, Giáo sư Chater nhận định như vậy là chưa đủ. Ông nói: “Đó là thất bại lớn trong truyền thông điệp. Chúng ta có thể nhìn Trung Quốc, Hàn Quốc để thấy những chiến lược thực sự có hiệu quả. Ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa rất nghiêm ngặt, có thể là quá mức cần thiết nhưng nhờ đó mà hiệu quả. Ở Hàn Quốc, mọi người tự do đi lại hơn nhưng họ phải xét nghiệm quy mô lớn. Có lẽ cần phải kết hợp cả hai chiến lược này”.
Theo ông Chater, nếu các lãnh đạo muốn người dân làm nhiều hơn thì họ phải đưa ra quy định bắt buộc trước khi quá muộn.