Thứ bảy, 11/05/2024 | 17:12
RSS

Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Thứ tư, 21/06/2023, 12:18 (GMT+7)

Vi khuẩn HP là một chủng vi khuẩn có khả năng sinh sống trong môi trường axit dạ dày của con người. Khuẩn HP gây ra bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Theo thống kê mới nhất của Bộ y tế cho thấy:

  • Tại VN, cứ 1000 người thì 700 người nhiễm vi khuẩn HP
  • 90% người bị viêm dạ dày tìm thấy vi khuẩn HP trong dịch vị
  • 75 – 85% người bị Viêm loét dạ dày – tá tràng bị nhiễm khuẩn
  • 80 – 95% các ca thủng dạ dày do viêm loét có sự hiện diện của khuẩn HP

1. Vi khuẩn HP và những triệu chứng bạn cần biết

Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh dạ dày như: Viêm dạ dày HP (Phổ biến nhất – Hơn 80%), Viêm loét dạ dày – tá tràng, Đau dạ dày, Viêm teo dạ dày mãn tính hay chuyển sản ruột…

1.1. Vi khuẩn HP là gì?

helicobacter-pylori

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa sống trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc bên trong dạ dày của con người.

Sự hiện diện của HP khiến cơ thể tạo ra các chất kháng viêm gây tổn thương nặng hơn cho niêm mạc dạ dày.

1.2. Vi khuẩn HP có lây không?

Có một điều nguy hiểm rằng, vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người qua 3 con đường:

  • Đường miệng - miệng: Đây được coi là đường lây truyền chủ yếu và dễ dàng nhất của vi khuẩn HP. Phương thức lây lan này do hình thức tiếp xúc của nước bọt hay dịch tiết tiêu hoá của người mắc bệnh đến người không mắc bệnh. Thông thường, gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ người nhà nhiễm là rất cao.
  • Đường phân - miệng: Vi khuẩn HP được đào thải qua phân và là nguồn lây lan vào cộng đồng từ các thói quen sinh hoạt, ăn đồ sống, gỏi…
  • Đường lây truyền khác: Việc sử dụng những dụng cụ chung ở nơi công cộng, văn phòng hay các dụng cụ y tế của các dịch vụ: nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, nha khoa… cũng là nguồn lây bệnh đáng lo ngại do khâu vệ sinh qua mỗi lần sử dụng

1.3. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

vi-khuan-hp-la-gi

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh thường có những biểu hiện không rõ rệt, tuy nhiên chúng ta vẫn cần lưu tâm và cẩn trọng nếu như thấy có các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HPnhư sau:

  • Đau tức vùng thượng vị dạ dày, đau bụng sau ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi chướng bụng.
  • Nuốt nghẹn, mất khẩu vị, buồn nôn hoặc nôn, dịch nôn màu đen hoặc màu bã cà phê.
  • Hôi miệng, thường xuyên ợ chua, ợ nóng.
  • Giảm cân, cơ thể suy nhược.
  • Thay đổi tính chất phân, phân lẫn máu hoặc có màu đen.

Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng trên, hoặc nghi ngờ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

2. Có chữa khỏi hoàn toàn vi khuẩn HP được không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ việc chữa khỏi vi khuẩn HP là điều không dễ dàng. Quá trình chữa trị thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phương pháp chữa bệnh, điều trị sau chữa bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân.

Vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc cao, HP đã được xếp vào top 12 vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất. Năm 2017, Hoa Kỳ đã đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả cho người nhiễm vi khuẩn HP, có khả năng thành công tới 95 – 99%. Nếu kết hợp phương pháp điều trị khoa học cùng chế độ ăn uống hợp lý, khả năng khỏi bệnh sẽ rất cao. Chính vì vậy bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu nhiễm vi khuẩn HP.

3. Cách điều trị bệnh hiệu quả

Nhờ Y học phát triển mà hiện nay việc các ca nhiễm vi khuẩn HP khỏi bệnh ngày càng cao. Có khá nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Điều trị vi khuẩn HP bằng Tây y

thuoc-khang-sinh

Thường bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ với thuốc kháng sinh. Trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh bạn cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Với các phác đồ điều trị của thuốc Tây y, bạn tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều lượng, cách uống thuốc kháng sinh khi chưa được sự đồng ý của bác sỹ điều trị.

Có khá nhiều trường hợp kháng thuốc kháng sinh, vì thế các phác đồ không thể cam kết tuyệt đối 100% khỏi bệnh song khả năng khả quan cũng rơi vào 50%. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống tập luyện thể thao khoa học. Có sức đề kháng tốt sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.

3.2. Điều trị vi khuẩn HP bằng Đông y

Trong dân gian có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả, giúp bạn rút ngắn thời gian sử dụng thuốc kháng sinh, đồng thời không gây những tác dụng phụ cho cơ thể.

Một số vị thuốc nam có thể khắc phục vi khuẩn HP như:

  • Cây Chè Dây: Trong cây chè dây có chứa 2 hoạt chất Flavonoid và Tanin. Đây là 2 chất có công dụng kháng viêm, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Điều trị thích hợp cho bệnh nhân có tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Đồng thời cây thuốc này còn giúp bạn giảm tình trạng ợ chua, trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.
  • Cây Hoàng Liên: Hoàng Liên là loại thuốc quý, được ưa chuộng trong các bài thuốc điều trị vi khuẩn HP. Hoàng Liên có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh để làm tăng hiệu quả chữa bệnh dạ dày do vi khuẩn HP.
  • Lá Khôi Tía: Trong lá Khôi Tía có chứa hàm lượng Glycosid và Tanni dồi dào. Hai hoạt chất này làm giảm sưng, tiêu viêm, giảm tiết axit dạ dày. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người nhiễm vi khuẩn HP có thể chữa khỏi nếu sử dụng nước sắc từ cây thuốc Nam này.

Tuy nhiên việc sử dụng từng cây thuốc nam đơn lẻ thường không mang lại hiệu quả rõ rệt, thậm chí với những trường hợp bệnh nặng, mãn tính thì hầu như không có tác dụng gì.

Hiện nay xu hướng sử dụng Đông y làm phương pháp điều trị cho các bệnh mạn tính đang ngày càng phổ biến do hiệu quả điều trị không thua kém gì so với Tây y đồng thời lại an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ.

Khác với các thuốc tân dược chỉ tập trung giải quyết triệu chứng bệnh như ức chế bài tiết acid, tráng phủ vết loét bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn HP… mà không thay đổi căn nguyên quyết định bệnh dạ dày là cơ địa.

Đông y vừa nâng cao hàng rào bảo vệ dạ dày, kiện tỳ vị, bình can, an thần, ôn bổ dưỡng khí, thay đổi cơ địa, vừa giúp giảm đau, hết viêm hiệu quả vừa giúp cơ thể tự chống lại các yếu tố tấn công nên hạn chế nguy cơ bệnh quay lại, Chính vì những ưu điểm trên mà sản phẩm đặc biệt được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng, là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những người tiêu dùng thông thái.

Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là đều có hiệu quả giống nhau, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gắn mác Đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng dược liệu, do đó khi bệnh nhân sử dụng không cho hiệu quả, làm người bệnh đánh mất niềm tin vào các sản phẩm Đông y.

Chỉ có những sản phẩm đạt chuẩn Đông y thế hệ 2, là sản phẩm được sản xuất từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, bào chế theo bài thuốc bí truyền, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, mới có thể mang lại hiệu quả vượt trội, hạn chế tái phát trong việc điều trị các bệnh mạn tính như đau dạ dày.

3.2. Ăn gì để hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP

nhiem-vi-khuan-hp-an-gi

Người nhiễm vi khuẩn HP nên có một chế độ ăn uống riêng, đầy đủ dưỡng chất với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại cá, bởi cá chứa nhiều axit béo omega 3. Hoạt chất này rất tốt cho sức khỏe hỗ trợ diệt vi khuẩn HP có trong dạ dày.
  • Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia.
  • Mật ong nguyên chất, mật ong Manuka.
  • Quả mọng: quả Mâm Xôi, quả Việt Quất.
  • Các loại rau cải, đặc biệt là cải bó xôi, bông cải xanh và mầm cải xanh.

Đồng thời nên tránh ăn thực phẩm:

  • Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán: khoai tây chiên, gà rán, hamburger.
  • Các loại thức uống có ga, có chất kích thích ra khỏi khẩu phần ăn: cafe, rượu, bia…
  • Các đồ muối chua, dưa cà muối.

thông tin tư vấn

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại