Thứ năm, 19/09/2024 | 09:03
RSS

Vết nhiệt lâu khỏi là dấu hiệu thường gặp bẹnh ung thư lưỡi

Thứ ba, 07/01/2020, 17:18 (GMT+7)

Có một thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng gây khó khăn tronh điều trị và làm giảm cơ hội sống của bệnh nhân.

Dấu hiệu ung thư lưỡi mà bạn dễ dàng bỏ qua
Hình minh họa về ung thư lưỡi.

Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trên toàn thế giới hàng năm có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường hợp tử vong. Tại Mỹ năm 2009 có 10.530 trường hợp ung thư mới mắc, 1900 trường hợp tử vong.

Dấu hiện mà bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi  

Giai đoạn đầu: các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.

Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.

Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amiđan, amiđan, rãnh lưỡi,…và đo kích thước khối u.


Lưỡi có điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc... đều có thể là dấu hiệu của ung thư.

Giai đoạn cuối 

Sút cân: Triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng bệnh đã tiến đến bước khó trị.

Mệt mỏi: Bạn có cảm giác luôn luôn mệt mỏi. Biểu hiện này xảy ra thường xuyên và không có lí do. Vậy thì rất có thể bệnh ung thư lưỡi của bạn đang ở giai đoạn nặng.

Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhanh no là một biểu hiện phổ biến ở bênh ung thư lưỡi. Sau khi ăn xuất hiện tức bụng, xảy ra tình trạng đầy hơi, buồn nôn. Bụng trở nên căng, đại tiện thay đổi, trong phân có lẫn chất nhày.

Sốt: Triệu chứng này kéo dài vài tháng. Làm cho bệnh nhân khó chịu và vô cùng mệt mỏi.

Khám hạch: khoảng 40-50% các trường hợp có hạch ngay từ lần khám đầu tiên, trong đó 3/4 là hạch di căn. Hạch dưới cằm dưới hàm hay gặp, hiếm gặp các hạch cảnh giữa và dưới. Đa số các tổn thương: 80% gặp ở bờ tự do của lưỡi, 10% gặp ở mặt dưới lưỡi, 8% gặp ở mặt trên lưỡi, 2% gặp ở đầu lưỡi. Điều trị ung thư lưỡi như thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất? 

Có một thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u). Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. 

Vì thế để phòng ngừa ung thư lưỡi, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường để chẩn đoán, phát hiện bệnh và kết hợp nhiều phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả.

TH
Theo Đời sống Plus/GĐVN