Mệt mỏi và sốt cao
Loại mệt mỏi này là cảm giác mệt mỏi không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Các loại bệnh như ung thư gan, ung thư dạ dày, bệnh máu trắng, ung thư đường ruột… ở giai đoạn đầu đều sẽ xuất hiện mệt mỏi, vì mệt mỏi do ung thư không thể “tan biến”, hơn nữa còn đi kèm với sốt cao.
Đặc biệt là sốt cao không rõ nguyên nhân cần phải coi trọng. Bởi vì các khối u ung thư lan sang các cơ quan khác, chúng cũng có thể gây sốt cao, bao gồm ung thư phổi, bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
Bầm tím hoặc chảy máu kéo dài
Khi điều này xảy ra, bạn cần cảnh giác với nhiễm trùng máu. Theo các trường hợp lâm sàng liên quan, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết thường bị chảy máu kéo dài hoặc bầm tím trên da ở giai đoạn đầu. Lý do chính là các tế bào hồng cầu trong cơ thể bệnh nhân không thể hoạt động bình thường và cuối cùng ảnh hưởng đến chức năng đông máu trong cơ thể.
Giảm cân không chủ đích
Trong thời gian ngắn, cơ thể đột ngột bị giảm cân mà vẫn giữ nguyên khẩu phần ăn, thói quen tập thể dục, mức độ căng thẳng.... Quá trình suy giảm thể trọng có thể là do khối u.
Nếu cân nặng giảm đi kèm với da có màu vàng và đau, phải kịp thời kiểm tra, rất có khả năng là ung thư tuyến tụy. Ngoài ra sụt cần còn thường gặp ở bệnh nhân bị ung thư phổi và đường tiêu hóa nhiều hơn so với một số loại ung thư khác.
Đau
Cơn đau kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Tình trạng đau đầu gia tăng, đi kèm với buồn nôn, nôn ói, có thể là do khối u não, cũng có thể là ung thư phổi di căn đến não.
Đau cổ, cảm giác bị chèn ép và căng cứng khớp cổ, có thể được gây ra bởi các khối u áp bức tĩnh mạch chủ trên và khiến lưu lượng máu bị chặn.
Cảm giác nóng rát phía sau xương ức, nuốt không đều và đau có thể là biểu hiện của ung thư thực quản, và ung thư dạ dày.
Làm thế nào phát hiện ung thư sớm?
Để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư, bác sĩ khuyên mọi người nên lập kế hoạch tầm soát ung thư định kỳ hàng năm cho bản thân và gia đình, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ cao. Tầm soát ung thư là quá trình kiểm tra ung thư cho những người chưa có triệu chứng. Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh bằng cách hỏi tiền sử các yếu tố nguy cơ hoặc khám trực tiếp cho bệnh nhân.
Đôi khi cần đến các xét nghiệm hoặc hình ảnh chụp chiếu, nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Khi đó những phương pháp điều trị hiệu quả hơn và khả năng chưa khỏi cao hơn.
Tầm soát không chỉ giúp phát hiện sớm mà còn giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng, vú và cổ tử cung. Bộ Y tế Singapore đã công bố các hướng dẫn tầm soát ung thư.
Theo đó, một người mà gia đình không có tiền sử ung thư đại tràng thì nên bắt đầu tầm soát từ năm 50 tuổi thông qua xét nghiệm phân hủy miễn dịch phân, nội soi đại trực tràng hoặc nội soi CT đại trực tràng. Đối với ung thư vú, tầm soát chụp nhũ ảnh nên bắt đầu từ tuổi 40, phết tế bào âm đạo tầm soát ung thư cổ tử cung từ 25 tuổi đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.
Một số bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ ung thư mà kết quả tầm soát không phải là ung thư, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng khó chịu đó và chữa trị. Do vậy bác Zee khuyên mọi người không nên cố gắng chịu đựng sự khó chịu do các triệu chứng gây ra, thay vào đó nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.