Hãy nghe BSCK II Nguyễn Hồng Hà (Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chỉ rõ sai lầm của các mẹ liên quan đến vấn đề sốt, sốt virus, sốt xuất huyết
Sốt virus là chẩn đoán rất chung chung. Sẽ rất nguy hại nếu thấy con sốt cao mà tự chẩn đoán là sốt virus rồi chỉ cho con uống hạ sốt để chờ tự khỏi.
Khi trẻ sốt cao mà mệt mỏi nhiều, cần đưa trẻ đi khám ở bất cứ cơ sở y tế nào thuận tiện. Việc khám để chẩn đoán xem là bệnh gì (nếu là sốt xuất huyết thì còn biết đề phòng).
Một thực tế là, kể cả ở các cơ sở y tế, đôi khi thầy thuốc vẫn có chẩn đoán “sốt virus” do vẫn chưa thấy nhiễm trùng do vi khuẩn. Chẩn đoán chung chung này làm cho chúng ta mất cảnh giác (vì biết đâu là sốt xuất huyết thì có thể có biến chứng).
Vì vậy, phía các mẹ không có chuyên môn thì không được tự chẩn đoán và tự chữa cho con. Phía các thầy thuốc thì cần có chẩn đoán sát hơn; nên tùy thuộc vào yếu tố dịch tễ của giai đoạn để cụ thể hóa chẩn đoán hơn nữa.
2. Quá lo lắng khi trẻ sốt
Bên cạnh các mẹ rất xem thường triệu chứng sốt ở trẻ thì lại có những mẹ, con sốt là cuống lên, mất ăn mất ngủ, tìm mọi cách hạ sốt cho con; nếu con không hạ sốt được hoặc chỉ hạ được ít thì đứng ngồi không yên.
Tuy nhiên, sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể và chúng ta cũng nên tôn trọng phản ứng này. Ví như trong sốt xuất huyết, khi nhiệt độ cao thì bản thân môi trường ấy sẽ ức chế sự nhân lên của virus, làm cho tải lượng virus giảm xuống nhanh. Cho nên nguyên tắc chung là: sốt mà không có nguy cơ gây biến chứng, bệnh nhân chịu đựng được nhiệt đột ấy thì chúng ta nên duy trì. Nên tôn trọng phản ứng sốt của trẻ, để nó diễn biến một cách tự nhiên thì sẽ thuận lợi hơn cho việc điều trị cũng như cho sức khỏe
Đương nhiên, trường hợp sốt quá cao có nguy cơ gây biến chứng như: gây mê sảng, co giật thì bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt để giảm nguy cơ biến chứng.
Tóm lại, chữa bệnh là tìm bệnh để chữa, không phải là hạ sốt. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu sốt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân. Phải chẩn đoán sốt do bệnh gì để điều trị bệnh chính. Nếu trẻ có nhiễm trùng thì chữa nhiễm trùng; Cúm, viêm amidan, viêm phổi, nhiễm trùng máu..., mắc bệnh gì thì chữa bệnh đó, điều quan trọng là chẩn đoán.
Trong sốt xuất huyết, phản ứng sốt là thường xuyên, và khá cao. Muốn hạ sốt phải dùng rất nhiều lần thuốc, nhưng chỉ được dùng paracetamol. Đôi khi dùng nhiều paracetamol cũng có thể ảnh hưởng đến gan, một số trường hợp gây tổn thương gan, nhưng hiện nay trên thế giới cũng hạ sốt bằng cách này, mọi người không được tùy tiện đổi các loại thuốc khác. Dùng thuốc hạ sốt đúng chỉ định (đúng liều và đúng khoảng cách) thì sẽ hạn chế được những tác dụng phụ của thuốc gây ra.
Mẹo xử trí khi trẻ bị sốt do mọc răng. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe