Thứ sáu, 29/03/2024 | 17:59
RSS

Uống rượu 'diệt' Covid-19, hơn 700 người Iran tử vong

Thứ tư, 29/04/2020, 10:18 (GMT+7)

Hơn 700 người Iran đã thiệt mạng vì ngộ độc rượu, sau khi nghe tin uống rượu là cách chữa khỏi Covid-19.

Uống rượu diệt Covid-19, 700 người Iran tử vong
Uống rượu diệt Covid-19, 700 người Iran tử vong. Hình ảnh Bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện tại thủ đô Tehran, Iran. Ảnh: Guardian

Theo thống kê của giới chức Iran, mạng từ ngày 20/2 đến ngày 7/4, ngộ độc rượu đã khiến 728 người tại nước này thiệt mạng. Con số này, cao hơn 10 lần so với con số tử vong trung bình hàng năm tại Iran. 

Ngày 27/4, thông báo từ người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour, cho biết hiện có 525 người tại nước này đã tử vong và 5.011 người bị ngộ độc rượu, trong đó 90% bị giảm thị lực. Nhận định thêm từ vị Hossein Hassanian, cố vấn của Bộ Y tế Iran, theo thống kê có khoảng 200 người nữa chết vì ngộ độc rượu ở bên ngoài bệnh viện.

Lý giả về số người chết gia tăng, các nhà chức trách cho biết, có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên mạng xã hội Iran khiến nhiều người tin rằng uống rượu hay mật ong có thể giúp họ an toàn trước Covid-19. Tiến sĩ Javad Amini Saman ở thành phố Kermanshah phía tây Iran, nơi có hơn 300 người chết vì ngộ độc rượu, khẳng định, có tin đồn rằng rượu có thể rửa sạch và khử trùng hệ tiêu hóa, điều này dẫn đến những sai lầm chết người.

Tuy Iran đã cấm uống rượu, nhưng nhiều người dân đã cố tình làm trái pháp luật và nhờ cậy các đối tượng buôn rượu lậu để có thể sử dụng rượu. Theo thống kê, Iran hiện là ổ dịch lớn nhất tại Trung Đông với 5.877 ca tử vong và 92.584 ca mắc, gần 72.500 ca hồi phục Covid-19. Iran cũng là một trong những nước đầu tiên bị Covid-19 tấn công, ngay sau Trung Quốc  

Ngoài ra, thông tin từ báo VOV cho biết, Tờ tạp chí Tài chính hàng ngày của Iran trích cảnh báo của ông Iraj Harirchi khẳng định, dựa trên cơ chế hoạt động của virus SARS-CoV-2, sẽ có một đợt bùng phát mới vào mùa Thu và một đỉnh dịch mới có thể được thiết lập.

Thứ trưởng Bộ Y tế Iran cũng cho biết, quốc gia Hồi giáo này đã thông qua một kế hoạch đối phó với dịch bệnh. Theo đó, kết hợp nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và dần dần mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh 'ít rủi ro'.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, tỷ lệ nhiễm virus tại Iran sẽ giảm vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, nước này sẽ khó có thể đạt được mục tiêu không có trường hợp nào nhiễm bệnh. Chiến lược của Iran và các quốc gia khác hiện là giảm các trường hợp mắc và tử vong do Covid-19, cho đến khi tìm ra phương pháp điều trị hay vaccine.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN