Thứ sáu, 25/10/2024 | 12:11
RSS

Tư vấn: Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?

Thứ sáu, 25/10/2024, 12:10 (GMT+7)

Mang thai là một giai đoạn cực kỳ quan trọng với cả bà bầu và thai nhi. Tìm hiểu phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì và nên bổ sung chất gì để đảm bảo sức khỏe tốt?

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?
MỤC LỤC 
Vai trò của chế độ ăn với phụ nữ mang thai
Vì sao khi mang thai lại cần tránh một số loại thực phẩm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?
Các loại rau tốt cho thai nhi mà mẹ bầu nên ăn
Các chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung để có một thai kỳ khỏe mạnh
Bổ sung kẽm an toàn cho phụ nữ mang thai

Vai trò của chế độ ăn với phụ nữ mang thai

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
• Cung cấp dinh dưỡng cần thiết: Các chất dinh dưỡng như axit folic, sắt, canxi và DHA rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
• Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
• Giảm nguy cơ mắc các bệnh thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao
• Tăng cường hệ miễn dịch của mẹ: Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật.
• Giảm mệt mỏi: Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện năng lượng và tinh thần.
• Giúp phục hồi sau sinh: Dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục và sản xuất sữa mẹ.
• Cải thiện tâm trạng: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc và tâm lý của mẹ.

Vì sao khi mang thai lại cần tránh một số loại thực phẩm

Phụ nữ mang thai cần tránh một số loại đồ ăn vì những lý do sau:
 
Nguy cơ nhiễm trùng
 
Thực phẩm sống hoặc chưa chín như thịt, hải sản, trứng sống có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng (Salmonella, Listeria) gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
 
Độc tố và hóa chất gây hại
 
Một số loại cá có thể chứa mức thủy ngân cao, có thể gây hại cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia không tốt cho sức khỏe.
 
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
 
Rượu và cafein: Uống rượu có thể gây dị tật bẩm sinh và rủi ro cho thai nhi. Caffein có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ và tăng nguy cơ sảy thai nếu tiêu thụ quá mức.
 
Dinh dưỡng không cân bằng
 
Thực phẩm nhiều đường và chất béo có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác.
 
Nguy cơ dị ứng
 
Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc nhạy cảm hơn cho thai nhi, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình về dị ứng thực phẩm.

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau gì?

Tương tự với một số thực phẩm khác, một số loại rau không tốt cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi mà mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh:
 
Rau ngót
 
Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng Papaverin cao, có khả năng kích thích cơ trơn tử cung co thắt mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, các mẹ không nên ăn rau khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. 
Không chỉ vậy, loại rau này còn có hợp chất Glucocorticoid, gây cản trở quá trình hấp thu Canxi, Photpho, dẫn tới tình trạng loãng xương ở mẹ và chậm tăng trưởng ở thai nhi.  
 
Ngải cứu
 
Ngải cứu có tính ấm, thường được dùng để điều hòa tuần hoàn máu, giảm bớt cơn đau thắt ở cơ hoặc vùng bụng.
Tuy nhiên, ngải cứu lại đứng đầu trong danh sách các loại rau mà bà bầu không nên ăn, vì nó có chứa thành phần Methanol. Theo các nghiên cứu, tiêu thụ 80 - 150mg ngải cứu/ngày thì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến thai nhi.
 
Rau muối chua
 
Rau muối chua thường chứa rất nhiều muối, có thể gây tình trạng mất nước, tăng huyết áp trong thai kỳ. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai ăn rau muối chua cũng có thể gặp một số biến chứng không mong muốn như ợ nóng, khó tiêu, tổn thương thận, cản trở cung cấp oxy đến thai nhi… 
 
Rau sống
 
Các loại rau sống có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc thuốc trừ sâu, đặc biệt là các vi khuẩn E.coli, Salmonella, Toxoplasma... - tác nhân gây ngộ độc, nhiễm khuẩn tiêu hóa. Hãy chắc chắn rửa sạch và nấu chín rau trước khi ăn.
 
Rau củ quả chưa rửa kỹ
 
Dù cho rau củ quả mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng chúng sẽ là các loại rau mà bà bầu không nên ăn nếu chưa được sơ chế đúng cách. 
Lý do là dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn, sán… còn sót lại trong rau củ quả có thể gây ngộ độc cấp tính cho mẹ.
 
Các loại rau phụ nữ mang thai không nên ăn

Các loại rau tốt cho thai nhi mà mẹ bầu nên ăn

Bên cạnh những loại rau bà bầu không được ăn kể trên thì cũng có nhiều loại rau bổ dưỡng, hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh như:
 
Rau cải bó xôi
 
Rau cải bó xôi rất giàu canxi và sắt, giúp phòng ngừa loãng xương và thiếu máu cho mẹ bầu. Ngoài ra hàm lượng vitamin C, vitamin E và Magie trong loại rau này khá cao, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cũng như cần thiết cho sự phát triển của bé.
 
Rau bắp cải
 
Bắp cải là loại rau giàu chất xơ, có thể giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa và hạn chế táo bón trong thai kỳ. Đồng thời, loại rau này cũng hỗ trợ bổ sung các vitamin - khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như vitamin A, vitamin E, vitamin K, Kẽm, Magie…
 
Bông cải xanh
 
Bông cải xanh là một thực phẩm lành mạnh mà chị em có thể bổ sung khi mang thai. Trong bông cải xanh có rất nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin K, vitamin A, vitamin C, Canxi, Photpho,...
Axit folic có trong bông cải xanh rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra hàm ượng chất xơ cao giúp mẹ giảm tình trạng táo bón thai kỳ hiệu quả.

Các chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung để có thai kỳ khỏe mạnh

Trong thai kỳ, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Dưới đây là một số chất cần thiết:
• Axit folic: Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nên bổ sung từ 400 đến 800 microgam mỗi ngày.
• Sắt: Cần thiết để sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu. Nên bổ sung khoảng 27 mg mỗi ngày.
• Canxi: Giúp xây dựng xương và răng cho thai nhi. Nhu cầu khoảng 1.000 mg mỗi ngày.
• Vitamin D: Hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương. Nên bổ sung khoảng 600 IU mỗi ngày.
• Omega-3 (DHA): Quan trọng cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi. Nên bổ sung từ 200 đến 300 mg DHA mỗi ngày.
• Protein: Cần thiết cho sự phát triển của các mô và cơ. Nhu cầu protein tăng lên, khoảng 71 gram mỗi ngày.
• Vitamin B12: Hỗ trợ sản xuất hồng cầu và hệ thần kinh. Nhu cầu khoảng 2.6 microgam mỗi ngày.
• I-ốt: Quan trọng cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp. Nhu cầu khoảng 220 microgam mỗi ngày.
• Vitamin C: Hỗ trợ hệ miễn dịch và hấp thụ sắt. Nhu cầu khoảng 85 mg mỗi ngày.
• Chất xơ: Giúp duy trì tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Nên bổ sung qua trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
• Kẽm: Bổ sung kẽm rất quan trọng với phụ nữ mang thai vì giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, quá trình phân chia tế bào và sự phát triển của thai nhi. Thiếu kẽm có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, nhẹ cân và các biến chứng khác trong thai kỳ.

Bổ sung kẽm an toàn cho phụ nữ mang thai

Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết qua chế độ ăn uống, đặc biệt là với đối tượng cần nhiều kẽm như phụ nữ mang thai. 
Giải pháp bổ sung kẽm được nhiều người lựa chọn chính là dùng các viên uống chứa kẽm dạng gluconate (dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu). 
Kẽm Gluconate (ZinC Gluconate) giúp bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Kẽm Gluconate có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, phụ nữ mang thai có thể tham khảo sử dụng.
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ZinC Gluconate Nhất Nhất

- Bổ sung Kẽm
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
Quá liều và cách xử trí:
- Độc tính cấp: buồn nôn, nôn mửa, sốt, suy hô hấp, hạ huyết áp.
- Cách xử trí: Sử dụng chất làm dịu viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt tính và các chất tạo phức chelat. Cần tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 20 viên nén.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Thời hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày SX
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) 
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Số Giấy XN nội dung quảng cáo: 2828/2021/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại