Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:50
RSS

Trung thu năm 2018 là ngày mấy dương lịch?

Thứ năm, 23/08/2018, 20:00 (GMT+7)

Tết trung thu năm 2018 vào ngày bao nhiêu dương lịch và vào thứ mấy, có vào cuối tuần không? Những việc thường làm trong dịp tết trung thu gồm những gì? Tất cả thắc mắc được giải đáp phía dưới đây.

Trung thu năm 2018 là ngày mấy, ngày bao nhiêu dương lịch

Trung thu ngày mấy? Và câu trả lời là ngày 15/8 âm lịch hàng năm vì ngày này mặt trăng tròn nhất và sáng nhất. Bên cạnh đó vào thời gian này cũng đã thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà trong đó tiêu biểu là lễ hội trăng rằm.

Vào dịp này sẽ có rất nhiều sự kiện được tổ chức cho thiếu nhi và cả người lớn cũng có thể tham gia được. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước, tò he… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thỏa thích.

Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, Tết Trung Thu của người Việt mang ý nghĩa tết đoàn viên và chính là tết của trẻ em. Tết Trung thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia Châu Á khác với những phong tục tập quán đặc trưng riêng thể hiện bản sắc của dân tộc mình.

Trung thu là ngày bao nhiêu dương lịch là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo như bảng lịch 2018 thì Tết trung thu năm nay (tức ngày 15/8 âm lịch) sẽ rơi vào thứ 2, ngày 24/9 dương lịch.

Do tết trung thu năm nay vào thứ 2 - ngày đầu tuần nên việc cho trẻ đi chơi trung thu các bậc cha mẹ có thể sắp xếp vào thứ 7, chủ nhật (tức ngày 22, 23/9 dương lịch) sẽ thuận tiện hơn.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu thường có một số hoạt động sau:

Trung thu năm 2018 là ngày mấy, ngày bao nhiêu dương lịch2

Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.

Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng.

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu.

Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Trung thu năm 2018 là ngày mấy, ngày bao nhiêu dương lịch3

Làm đồ chơi Trung Thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Ngày xưa, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng...

Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

Hát trống quân

Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Xem thêm: Bí quyết phục hồi tóc hư tổn tại nhà 

T.N (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN