Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:25
RSS

Trẻ em bị nghẹt mũi thường xuyên có điều trị dứt điểm được không?

Thứ sáu, 21/01/2022, 15:25 (GMT+7)

Trẻ em bị nghẹt mũi sẽ kéo theo khó thở, ăn kém, ngủ ít thậm chí không ngủ được dẫn đến cáu gắt. Tìm hiểu các nguyên nhân và biện pháp điều trị tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em, để ngăn ngừa tái phát.

trẻ em bị nghẹt mũi

Trẻ nghẹt mũi là biểu hiện của nhiều bệnh lý hô hấp

Vì sao trẻ em bị nghẹt mũi thường xuyên?

Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên là tình trạng một hoặc cả hai bên khoang mũi của bé bị tắc nghẽn diễn ra liên tục và kéo dài trong một khoảng thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Ngạt mũi do virus

Tình trạng bé bị nghẹt mũi kéo dài thường xuyên có thể xảy ra khi bé bị nhiễm virus, đặc biệt là các chủng virus gây cảm lạnh, cảm cúm. Đây là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch của các bé còn khá yếu.

Bên cạnh dấu hiệu ngạt mũi thì các bệnh cảm lạnh, cảm cúm còn gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, sốt… Các bệnh lý này thường ít nghiêm trọng. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách.

2. Nghẹt mũi do thay đổi thời tiết

Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu. Nhất là khi các diễn biến thời tiết càng trở nên phức tạp thì trẻ em là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng về mặt sức khỏe

Giai đoạn tiết trời chuyển lạnh là thời điểm bé thường xuyên bị nghẹt mũi, sổ mũi nhất. Ngoài ra, từ ban đêm tới khi gần sáng thường là khoảng thời gian nhiệt độ thấp nhất trong ngày. Do đó, bé cũng rất hay bị nghẹt mũi lúc nửa đêm về sáng.

3. Trẻ bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng

Có không ít trường hợp bé thường xuyên bị ngạt mũi khó thở do viêm mũi dị ứng gây nên. Chủ yếu là do bé hít phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo,…

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể diễn ra theo mùa hoặc quanh năm. Đây cũng chính là lý do tại sao bé bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi.

Khi bị viêm mũi dị ứng, tình trạng nghẹt mũi xảy ra ở cả hai bên mũi. Kèm theo đó là triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ngứa vùng mắt, mũi… Nước mũi chảy ra chủ yếu ở dạng dịch lỏng có màu trắng trong.

4. Không khí khô gây nghẹt mũi ở trẻ

Nhiều cha mẹ thường có thói quen bật máy lạnh hoặc sử dụng máy sưởi hay máy hút ẩm trong nhà. Điều này khiến độ ẩm trong không khí bị giảm xuống. Nó khiến cho niêm mạc mũi buộc phải tăng tiết chất nhầy nhằm giữ độ ẩm trong khoang mũi. Nhưng nếu dịch nhầy tiết quá nhiều dẫn tới dư thừa cũng có thể gây viêm các mô mũi.

5. Môi trường sống ô nhiễm gây nghẹt mũi ở trẻ

Khi trẻ nhỏ mới chuyển sang một môi trường sống mới với sự khác biệt về không khí, thời tiết, nguồn nước… hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều người bị mắc bệnh cũng gia tăng nguy cơ làm trẻ nhỏ ngạt mũi, sổ mũi.

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay cũng là một trong những tác nhân gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, các loại bụi bẩn trong không khí khi hít phải cũng có thể làm tổn thương vùng niêm mạc mũi. Kéo theo đó là nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ.

6. Lạm dụng xịt rửa mũi quá thường xuyên

Ngạt mũi ở trẻ nhỏ là một triệu chứng khá phổ biến và có thể khắc phục bằng các dung dịch xịt, rửa mũi như nước muối sinh lý cùng các loại thuốc trị nghẹt mũi dạng xịt. Tuy nhiên, nếu như lạm dụng chúng quá thường xuyên sẽ gây phản tác dụng do niêm mạc mũi bị kích thích quá mức sẽ khô và gây nghẹt mũi. Thậm chí nếu nặng thì có thể gây tổn thương khoang mũi ở trẻ.

trẻ em bị nghẹt mũi

Không lạm dụng rửa mũi cho bé vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi

Trẻ em nghẹt mũi xử trí thế nào cho hiệu quả?

Tình trạng nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, từ đó tiềm ẩn nhiều vấn đề về tai mũi họng. Do vậy, khi thấy trẻ ngạt mũi quá thường xuyên, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Đặc biệt, phụ huynh cũng nên đưa bé đi khám khi thấy trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên từ 2 tuần trở lên mà không khỏi và/hoặc khi có kèm theo một số triệu chứng bất thường như:

  • Sốt cao trên 38°C, có thể kèm phát ban
  • Mũi trẻ xuất tiết dịch nhầy đặc quánh, có màu vàng hoặc xanh
  • Trẻ có biểu hiện khó thở, thở gấp, thở rất nhanh
  • Trẻ khó chịu và thường xuyên kéo, giật, ngoáy mạnh tai. Có thể thấy dịch vàng chảy ra ở tai.
  • Khuôn mặt trẻ bỗng dưng sưng vù vùng trán, má hoặc mắt, mũi
  • Trẻ biếng ăn, ăn không ngon, gặp khó khăn khi ăn, uống.

Ngoài ra, bố mẹ có thể chú ý các biện pháp xử lý tại nhà bao gồm:

1. Vệ sinh, làm sạch mũi

Phụ huynh có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương để vệ sinh mũi cho trẻ, việc này sẽ giúp cải thiện tình trạng bé bị nghẹt mũi hiệu quả. Các loại dung dịch này sẽ làm loãng các dịch nhầy trong xoang mũi để đẩy chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà hốc mũi được thông thoáng, bé hết bị ngạt và dễ hít thở hơn.

Lưu ý việc vệ sinh mũi không nên lạm dụng vì có thể gây tác dụng ngược, thậm chí tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

2. Giữ ấm cho trẻ

Khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho cơ thể bé bằng cách hạn chế sử dụng máy lạnh nhiệt độ thấp, không để quạt thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt và cổ của bé, nhất là khi ngủ.

Vào mùa lạnh thì nên mặc quần áo ấm cho bé, tránh cho bé ra ngoài. Nếu ra ngoài thì cần phải có đủ mũ, găng tay cùng khăn ấm. Ngoài ra, việc sử dụng nước ấm để tắm cho bé cũng giúp cơ thể bé được giữ ấm và hạn chế tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.

3. Bổ sung nước cho trẻ

Việc bổ sung nước cho trẻ sẽ giúp khoang mũi cải thiện tình trạng tắc nghẽn. Chú ý rằng nên sử dụng nước ấm. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Còn với trẻ lớn hơn có thể tăng cường bổ sung nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Ngoài ra, súp hoặc cháo cũng rất tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho bé.

4. Vệ sinh không gian sống sạch sẽ

Không gian sống rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Cần chú ý các tác nhân có thể gây dị ứng cho trẻ và xử lý không gian sống quanh nhà:

  • Không hút thuốc và để bé tiếp xúc với khói thuốc
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để bụi đọng lại trên các vật dụng như thảm, rèm cửa,…
  • Tránh nuôi thú cưng hoặc để thú cưng ở không gian riêng cách xa trẻ
  • Hạn chế mở cửa số nếu như bé bị dị ứng với phấn hoa
  • Đeo khẩu trang và che chắn đầy đủ cho bé mỗi khi ra ngoài đường.

Ngoài ra, cha mẹ cũng chú ý vệ sinh tay cùng các vật dụng vệ sinh mắt, mũi, tai sạch sẽ trước và sau mỗi khi sử dụng. Điều này sẽ hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo có thể gây bệnh cho bé.

trẻ em bị nghẹt mũi

Giữ gìn không gian sống sạch sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý mũi xoang hiệu quả

Sử dụng thuốc Xoang Đông y điều trị viêm xoang mũi dị ứng

Trong trường hợp bố mẹ đã sử dụng các biện pháp can thiệp tại nhà nhưng tình trạng nghẹt mũi thường xuyên của trẻ vẫn không được cải thiện thì có thể tham khảo sử dụng thuốc Xoang Đông y.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây các bệnh lý về xoang mũi dẫn đến nghẹt mũi là do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt), dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây bệnh. Thuốc Xoang Đông y hướng đến việc cân bằng âm dương trong cơ thể, thông kinh hoạt lạc, giải độc, tiêm viêm... để khắc phục tình trạng bệnh.

Bài thuốc Đông y có tác dụng thông mũi, tiêu viêm không chỉ giúp điều trị các triệu chứng bệnh mà còn giúp tái lập cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh viêm xoang mũi dị ứng tái phát.

Thuốc Xoang Đông y kế thừa từ bài thuốc bí truyền hiệu quả tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất dạng viên nén tiện dụng. Kiên trì sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh không còn khổ sở vì tình trạng nghẹt mũi thường xuyên do các nguyên nhân như dị ứng, viêm xoang…

Thuốc Xoang Nhất Nhất

trẻ em bị nghẹt mũiThông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại