Thứ sáu, 26/04/2024 | 12:31
RSS

'Vạch mặt chỉ tên' những nguyên nhân bị nghẹt mũi

Thứ tư, 19/01/2022, 10:55 (GMT+7)

Xác định được nguyên nhân bị nghẹt mũi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và tối ưu nhất. Vậy, bạn có biết nguyên nhân gây ngạt mũi là gì?

nguyên nhân bị nghẹt mũi

Xác định nguyên nhân bị nghẹt mũi để điều trị cho đúng

Hiểu rõ về tình trạng nghẹt mũi

Nguyên nhân bị nghẹt mũi (hay ngạt mũi) chính xác là do sưng các mô lót mũi. Tình trạng sưng tấy này xảy ra khi các mạch máu trong mô mũi bị giãn ra, để đưa các tế bào phản ứng miễn dịch đến mũi để chống lại virus hoặc các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Virus hay các tác nhân gây hại xâm nhập vào mũi cũng khiến các lớp niêm mạc trong khoang mũi bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm dẫn đến hốc mũi bị sưng lên làm thu hẹp lại đường thở, gây khó thở bằng mũi. Tình trạng viêm và sưng tấy cũng làm cho dịch nhầy ra khỏi mũi khó khăn hơn, do đó dịch nhầy dễ bị tích tụ gây nghẹt cứng mũi.

nguyên nhân bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi hay ngạt mũi thường xảy ra do sưng các mô lót mũi

Nguyên nhân bị nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi do sưng các mô lót mũi gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, điển hình là:

Do virus

Các loại virus gây cảm lạnh hoặc cúm thường xâm nhập vào cơ thể trực tiếp qua mũi. Ở đó, chúng bắt đầu sinh sôi bên trong niêm mạc mũi. Phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm gây nghẹt mũi.

Do dị ứng

Người bị dị ứng có triệu chứng điển hình là mũi thường xuyên bị nghẹt. Một số tác nhân nhất định chẳng hạn như bụi, phấn hoa và lông thú cưng, có thể gây ra phản ứng dị ứng, làm sưng mô mũi dẫn đến nghẹt mũi.

Bất thường tại mũi

Có polyp mũi hoặc các khối u lành tính trong mũi hay lệch vách ngăn mũi đều là nguyên nhân gây ngạt mũi.

Mang thai

Nghẹt mũi cũng có thể xảy ra khi mang thai, thường xảy ra vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên (cuối tháng thứ 3). Sự dao động nội tiết tố và tăng cung cấp máu xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng này.

Ngạt mũi thường kéo dài bao lâu?

Nếu tình trạng nghẹt mũi là do cảm lạnh, cúm hoặc viêm xoang thì thường sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Nếu là viêm xoang mạn tính thì sẽ kéo dài lâu hơn (khoảng vài tháng và thường xuyên tái lại).

Nếu nghẹt mũi là do dị ứng, có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng nào.

Với các nguyên nhân khác như polyp mũi hay lệch vách ngăn thì sẽ kéo dài lâu, cho đến khi các tình trạng này được giải quyết triệt để.

nguyên nhân bị nghẹt mũi
Triệu chứng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi

Bị nghẹt mũi có cần đi khám không?

Đối với người lớn, cần đi khám nếu:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
  • Bị sốt cao
  • Có máu trong nước mũi hoặc chảy dịch trong suốt liên tục sau khi bị chấn thương đầu
  • Nước mũi có màu vàng hoặc xanh kèm theo đau xoang hoặc sốt. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.

Đối với trẻ em, cần đi khám nếu:

  • Trẻ dưới 2 tháng và bị sốt
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi khiến trẻ khó bú hoặc khó thở

Các phương pháp điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhanh chóng

Ngay sau khi xác định các nguyên nhân bị nghẹt mũi, hãy thử các bước đơn giản sau để giảm triệu chứng:

1. Giữ ẩm cho hốc mũi xoang

Sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương để tăng thêm độ ẩm vào không khí có thể giảm tình trạng mũi bị khô và nghẹt.

Nếu không có máy này, thì hãy đứng trong phòng tắm có hơi nước ấm hoặc cúi mặt xuống bát nước nóng và trùm kín đầu để xông hơi. Hơi nước nóng ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi. Sau đó xì mũi hoặc rửa mũi thì dịch nhầy sẽ thoát ra ngoài dễ dàng hơn, đường mũi thông thoáng sẽ dễ thở hơn.

2. Uống nhiều chất lỏng

Cơ thể cần có chất lỏng để làm loãng dịch nhầy và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Để bổ sung thêm chất lỏng, có thể uống nước lọc ấm, nước chanh mật ong ấm, nước canh, súp, nước ép hoa quả, rau củ…

Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc soda, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước.

3. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi là phương pháp giúp giảm nghẹt mũi nhanh chóng, nhưng cần áp dụng đúng cách, nếu không sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đau mũi, viêm tai…

Để rửa mũi, tại bệnh viện hoặc các phòng khám tai mũi họng, thông thường các y tá hoặc chuyên viên sẽ sử dụng máy với một đầu đưa nước muối sinh lý vào một bên mũi, một đầu đưa vào bên mũi còn lại để hút dịch nhầy và nước muối ra ngoài.

Nếu muốn rửa mũi tại nhà thì có thể sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng để rửa mũi, tránh sử dụng xilanh. Vì xilanh tạo áp lực mạnh, sẽ gây đau mũi và tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Trong trường hợp không muốn rửa mũi thì có thể áp dụng phương pháp xịt mũi cũng giúp đào thải dịch nhầy và làm sạch mũi một cách an toàn và hiệu quả.

nguyên nhân bị nghẹt mũi
Rửa mũi bằng xilanh nguy hiểm, nếu không biết cách thì chỉ cần xịt mũi là đủ

4. Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối biển và các chất khoáng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy khô cứng trong mũi, giúp dịch nhầy chảy ra ngoài. Nước muối và các chất khoáng còn giúp làm ẩm mô mũi, làm săn se niêm mạc mũi, hỗ trợ kháng khuẩn do đó sẽ giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm, viêm xoang.

Một trong các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi được nhiều người sử dụng là Zenko. Ngay khi bị nghẹt mũi, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có cả sản phẩm dành riêng cho người lớn và trẻ em. Với người lớn, chỉ cần xịt nhẹ dung dịch vào mỗi bên mũi 2-3 lần, thực hiện ngày 4-6 lần. Với trẻ em thì xịt 1-2 lần vào mỗi bên mũi, thực hiện ngày 3-5 lần.

5. Dùng thuốc xịt mũi

Vì nghẹt mũi là do đường mũi bị sưng, nên có thể cần dùng các loại thuốc xịt mũi làm co các mô, thu hẹp các lớp lót bị viêm. Việc co lại các mô này sẽ mở đường thở, giảm sức cản và cải thiện luồng không khí.

Khi sử dụng thuốc xịt mũi cần áp dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ tư vấn. Tránh sử dụng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc hoặc phản tác dụng.

6. Sử dụng thuốc điều trị bệnh (căn nguyên gây ra)

Ngoài các biện pháp xịt mũi, rửa mũi để đào thải dịch nhầy trong mũi ra ngoài cũng cần tham khảo sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân gây nghẹt mũi (như cảm lạnh, cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng) để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này và ngăn ngừa tái phát.

Nếu nghẹt mũi kéo dài là do dị ứng thì cần sử dụng thuốc dị ứng để ngăn ngừa nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi.

Nếu nghẹt mũi là do cảm lạnh, cúm hay viêm xoang thì cần sử dụng thuốc cảm cúm, thuốc xoang để điều trị các triệu chứng.

Điều trị các bệnh trên, thì các triệu chứng trong đó có nghẹt mũi sẽ thuyên giảm hoặc không còn.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

nguyên nhân bị nghẹt mũi• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.

• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

 Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại