Tin tức trong ngày 4/7, đêm về sáng 4/7, mưa rào lớn diện rộng tiếp tục trút xuống nhiều nơi ở Lào Cai gây ách tắc giao thông. Tâm mưa tập trung tại thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát. Điển hình như xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) lượng mưa trên 70mm, xã Thanh Phú (Sa Pa) 65mm, riêng các xã Mường Vi và Trịnh Tường của huyện Bát Xát, mưa lớn dữ dội với lượng mưa trên 175mm.
Mưa lớn tại Lào Cai
Mưa lớn khiến nước từ các sườn đồi núi dốc đổ dồn xuống phía dưới, gây lũ lớn trên các sông, suối. Hai tuyến tỉnh lộ 156 và 156B đoạn Cốc Mỳ - Trịnh Tường và đoạn qua xã Mường Vi (Bát Xát) là những nơi ghi nhận mưa lớn nhất bị lũ lớn và đất đá sạt lở gây ách tắc.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cắm biển cảnh báo nguy hiểm và phân công người canh gác tại các khu vực ách tắc. Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, dự báo ngày và đêm 4/7, các khu vực trong tỉnh vẫn tiếp tục có mưa dông diện rộng, có nơi mưa to đến rất to, nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất đá trên diện rộng ở các huyện vùng núi.
Ngày 3/7, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia, New Zealand và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Australia đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Australia và New Zealand về nước an toàn.
Hơn 350 công dân Việt Nam từ Australia và New Zealand về nước an toàn
Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Theo đó, Công ty TNHN TMDV Sunwon đề xuất đầu tư 1.000 NVSCC theo hình thức xã hội hóa. Các NVSCC này được trang bị các thiết bị vệ sinh tự động, cửa ra vào tự động, vách và sàn bằng inox có tay vịn cho người khuyết tật.
Tổng diện tích để bố trí NVSCC và khu vực kinh doanh trung bình khoảng 18m2, trong đó NVSCC có diện tích khoảng 3m2. Thời gian để vận hành, khai thác NVSCC và khu vực kinh doanh, dịch vụ là 30 năm.
TP.HCM sẽ có gần 1.500 nhà vệ sinh công cộng được lắp đặt khắp 24 quận, huyện
Trong khi đó, Công ty CP công nghệ Môi trường Tiên Phong cho biết sẽ đầu tư khoảng 481 NVSCC và ki-ốt đa năng, trong đó có 198 vị trí do quận - huyện đề xuất và 283 vị trí sát nhà chờ xe buýt.
Mỗi NVS chỉ tốn khoảng 7-10 m2 tùy vị trí, thuận tiện đi lại, dễ thấy, đạt chuẩn ASEAN, sử dụng năng lượng mặt trời, hệ thống rửa tay, mở cửa tự động, có hệ thống sát khuẩn…Thời gian nhà đầu tư đề xuất để vận hành, khai thác NVSCC và ki-ốt đa năng là 10 năm.