Tin tức trong ngày 20/5, tại phiên họp Quốc hội chiều nay 20/5, sau khi các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thừa ủy quyền Chủ tịch nước trình bày tờ trình Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh
Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức là một trong 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và được ILO thông qua ngày 25/6/1957. Công ước số 105 là Công ước cùng cặp với Công ước số 29 trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Việt Nam đã gia nhập Công ước số 29 năm 2007).
Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức có 10 Điều. Nội dung Công ước tập trung từ Điều 1 đến Điều 2; từ Điều 3 đến Điều 10 là những quy định về thủ tục. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế - xã hội và pháp lý.
Ngày 20/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang tổ chức lấy ý kiến cộng đồng về "Nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050". Việc lấy ý kiến kéo dài đến hết ngày 27/5 nhằm hoàn thiện và trình các cấp phê duyệt, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế trong tương lai.
Đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới
Trong số những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của đồ án quy hoạch, đáng chú ý là định hướng quy hoạch gắn với việc hoàn thiện hồ sơ tái đề cử để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới Các giải pháp quy hoạch sẽ được nghiên cứu để đưa sông Hương.
Bốn lô đất tổng diện tích khoảng 30.000 m2, thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được UBND TP HCM cho đấu giá. Các lô đất có ký hiệu số 3-5 (gần 6.450 m2), 3-8 (hơn 8.500 m2), 3-9 (hơn 5.000 m2) và 3-12 (hơn 10.000 m2) nằm trên địa bàn phường An Khánh, quận 2. Mục đích sử dụng là đất ở tại đô thị (khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ).
TP.HCM cho đấu giá 30.000 m2 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Hình thức sử dụng đất là nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng. Thời hạn sử dụng đất 50 năm tính từ thời điểm có hiệu lực của quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.