'Đàn ông hưởng lợi rất nhiều khi phụ nữ được trao cơ hội phát triển'
Tin tức thời sự 24h mới nhất được biết từ Đại sứ Đan Mạch ông Kim Højlund Christensen cho rằng nam giới nên hiểu rằng chính họ cũng được lợi khi nửa còn lại của xã hội được trao cơ hội, phát huy hết tiềm năng để phát triển
Đan Mạch vừa soán ngôi vị số 1 của Thụy Điển để trở thành quốc gia đáng sống nhất dành cho phụ nữ, theo báo cáo của tổ chức thống kê U.S. News and World Report năm 2018. Báo cáo này đánh giá 20 quốc gia lý tưởng nhất dành cho phái yếu dựa trên 5 yếu tố: chăm sóc sức khỏe an toàn, giáo dục, chính trị và kinh tế.
Đại sứ Kim Højlund Christensen trước cổng Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội.
Trò chuyện với Zing.vn, Đại sứ Đan Mạch ông Christensen chia sẻ về câu chuyện thúc đẩy nữ quyền và quan niệm người dân quốc gia Bắc Âu về bình đẳng giới.
- Thưa ông, trước khi đạt được đánh giá cao về môi trường sống như hiện nay cho phụ nữ, Đan Mạch đã trải qua những khó khăn, trở ngại gì?
- Thúc đẩy bình đẳng giới và nữ quyền từng là thách thức lớn ở Đan Mạch và nó không diễn ra trong một sớm một chiều. Chỉ đến năm 1915, phụ nữ ở Đan Mạch mới được phép đi bỏ phiếu bầu cử, thật khó tưởng tượng nếu ngày nay phụ nữ bị cấm đi bỏ phiếu.
Người Đan Mạch không coi thúc đẩy bình đẳng giới và nữ quyền là cuộc đấu tranh của nữ giới cho nữ giới
Có nhiều yếu tố tác động đến điều này, theo tôi, quan trọng nhất là làm cho người dân hiểu đây là vấn đề của mọi thành viên trong xã hội. Người Đan Mạch không coi đây là cuộc đấu tranh của nữ giới cho nữ giới, bởi đàn ông cũng hưởng lợi rất nhiều nếu nửa còn lại được trao cơ hội để phát triển.
Để xây dựng một nền kinh tế, một xã hội phát triển thì mọi nguồn lực về con người cần phải tham gia, góp sức. Sẽ thật lãng phí nếu chỉ một nửa dân số được phát triển một cách toàn diện. Bình đẳng giới đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực từ mọi thành viên trong xã hội để phát triển.
- Chính phủ Đan Mạch đã làm gì để cụ thể hóa việc bình đẳng giới?
- Chính phủ Đan Mạch nhận thức vấn đề này là ưu tiên hàng đầu, một ưu tiên dài hạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để phụ nữ hưởng lợi từ các hệ thống, chính sách của Nhà nước một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi rất chú trọng đến sức khỏe sinh sản, tình dục, cân bằng giữa công việc - cuộc sống và bình đẳng ở môi trường làm việc.
Chúng tôi đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, tuy nhiên, để được như ngày hôm nay không hề dễ dàng. Trước kia, nữ giới được nhận vào các công ty ở Đan Mạch đã khó, nhưng giờ đây, họ là thành tố quan trọng đóng góp vào việc phát triển bền vững ở các công ty, đây là điều rất thành công.
Bên cạnh đó, chúng tôi có các chính sách cho phép nam giới cũng được nghỉ khi vợ sinh, đảm bảo các quy định được linh hoạt để phụ nữ có thể cân bằng được công việc và cuộc sống.
Những chính sách kiểu này thường mất nhiều thời gian trước khi được chấp nhận, tuy nhiên, nó đã đem đến những kết quả rất ấn tượng và giúp Đan Mạch trở thành một trong những quốc gia có chế độ nghỉ sinh tốt nhất châu Âu. Tất nhiên là chúng tôi sẽ không dừng lại ở đó, vẫn còn nhiều việc phải cải thiện, nhiều điều cần làm cho bình đẳng giới ở Đan Mạch.
- Ông nghĩ sao về bình đẳng giới và nữ quyền ở Việt Nam? Việt Nam cần phải cải thiện ở những mặt nào?
- Chúng ta đều đồng ý rằng các nước phát triển thường có nền tảng bình đẳng giới tốt hơn các nước đang phát triển. Tôi tin rằng bình đẳng giới là thành tố quan trọng trong phát triển kinh tế và ngược lại.
Bình đẳng giới không xóa bỏ lợi ích của nam giới, ngược lại nó giúp cho cả 2 giới được tận dụng hết mọi tiềm năng của mình để phát triển
Số liệu chỉ ra rằng các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) có sự tham gia của nữ giới nhiều hơn sẽ có các chỉ số phát triển kinh tế tốt hơn. Bên cạnh đó, việc đảm bảo các quyền lợi, bình đẳng cho nữ giới cũng đảm bảo việc phát triển kinh tế một cách lành mạnh và bền vững cho mọi quốc gia.
Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều nhận thức sai lệch và định kiến cản trở bình đẳng giới.
Nhiều nam giới nghĩ rằng nếu phụ nữ giành được nhiều cơ hội hơn, họ sẽ chịu thiệt. Điều này hoàn toàn không chính xác, bình đẳng giới không xóa bỏ lợi ích của nam giới, ngược lại nó giúp cho cả 2 giới được tận dụng hết mọi tiềm năng của mình để phát triển. Điều này sẽ giúp Việt Nam tăng tốc phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Hiểu lầm thứ 2 là việc phụ nữ vẫn bị gắn chặt với các việc nội trợ và chăm sóc con cái, đây là điều đúng trong quá khứ. Nhưng phụ nữ hiện đại cần được bảo đảm cả 2 mặt cuộc sống và công việc. Nam giới giờ đây không chỉ đảm bảo mặt tài chính cho gia đình, họ cần tham gia vào các công việc nhà cùng phụ nữ.
- Đan Mạch sẽ giúp Việt Nam thế nào trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nhất là đối với các phụ nữ vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số?
- Đan Mạch vẫn sẽ luôn nỗ lực hết sức để giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề này, trong các chương trình đối thoại, làm việc chúng tôi sẽ cố gắng đưa những vấn đề này ra để cùng tìm cách giải quyết.
Đối với phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa, điều quan trọng nhất là giúp họ tự chủ về mặt tài chính, không bị phụ thuộc vào nam giới trong phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Để làm được điều này, chúng ta cần thu thập được dữ liệu, xây dựng chính sách đặc thù cho từng vùng miền, tạo việc làm, đảm bảo các điều kiện ý tế, giáo dục cho phụ nữ, nhất là trẻ em nữ.
Qua đây, tôi cũng chúc phụ nữ Việt Nam, Đan Mạch và trên toàn thế giới một ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 nhiều ý nghĩa và niềm vui. Tôi mong Đan Mạch và Việt Nam có thể hợp tác nhiều hơn nữa trong mang lại hành phúc đến với phái nữ ở đây.
'Nhận tin nhắn gửi gắm người thân của GĐ Sở Nội vụ, tôi thấy áp lực'
"Nhận tin nhắn gửi gắm thí sinh của cấp trên, tôi không thể làm vì trái với lương tâm. Tôi làm đơn khiếu nại vì không phục quyết định kỷ luật của huyện Trà Bồng", ông Điệp nói.
Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao chuyện ông Trần Minh Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), bị trù dập sau khi không giúp Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi "gửi gắm" người thân thi viên chức.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Minh Điệp cho hay khi nhận được tin nhắn "gửi gắm" của cấp trên, bản thân cảm thấy nhiều áp lực. "Nhận tin nhắn của cấp trên, tôi cảm thấy áp lực nhưng không thể làm được vì cảm thấy trái với lương tâm. Tôi không ngờ sau khi không giúp Giám đốc Sở Nội vụ, cá nhân bị đề xuất kỷ luật nặng như vậy", ông Điệp nói.
Nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng cho rằng trong kỳ thi viên chức 2017, bản thân đồng tình khi Sở Nội vụ chỉ đạo thanh tra hội đồng thi huyện Trà Bồng. Tuy nhiên, ông không phục vì những sai phạm của Hội đồng thi chủ yếu hướng vào cá nhân mình.
Ông Trần Minh Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng. Ảnh: Minh Hoàng.
Ngày 1/1/2019, UBND huyện Trà Bồng kỷ luật ông Điệp mức Cảnh cáo. Sau đó, ông bị thuyên chuyển sang làm Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Trà Bồng.
Ông Điệp lý giải sở dĩ viết đơn khiếu nại quyết định kỷ luật của UBND huyện Trà Bồng là vì sai phạm tại Hội đồng thi huyện Trà Bồng là của tập thể, trách nhiệm Trưởng ban đề thi, Chủ tịch Hội đồng thi, chứ không phải cá nhân ông.
Theo công văn của Sở Nội vụ Quảng Ngãi, ông Điệp vi phạm trong kỳ thi viên chức do sử dụng máy tính để bàn tại phòng làm việc đã được kết nối Internet để làm đề thi; không thực hiện đúng cách ly, bảo mật máy tính phòng làm việc trong quá trình làm đề thi và trong thời gian các buổi thi diễn ra ông Điệp ra ngoài tiếp xúc với nhiều người...
Ông Điệp cho rằng quyết định và chịu trách nhiệm việc sử dụng máy tính để làm đề thi, đáp án là của Trưởng ban đề thi, Chủ tịch Hội đồng thi. Khi hoàn thành nhiệm vụ, ông cùng các chiến sĩ công an đã trình và bàn giao bộ đề thi, đáp án cho Trưởng ban đúng yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi.
Theo Quy chế thi của ngành Giáo dục, kể cả kỳ thi THPT quốc gia có yêu cầu rất cao về bảo mật cũng cho phép thành viên của ban đề thi được phép ra ngoài dưới sự giám sát của công an.
"Quyết định kỷ luật của huyện hoàn toàn không đúng vì các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trong khi đó, tôi chỉ là một thành viên của ban đề thi chứ không phải Trưởng ban đề thi, tại sao áp dụng các hình thức đó xử lý kỷ luật tôi", ông Điệp băn khoăn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, thừa nhận Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi Đoàn Dụng có ký gửi công văn đề xuất mức kỷ luật ông Điệp từ hình thức giáng chức đến cách chức, không bố trí công tác khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
"Sau khi xem xét, Hội đồng kỷ luật huyện Trà Bồng chỉ xử lý ông Điệp ở mức cảnh cáo. Còn việc ông này chuyển từ Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo qua phụ trách Phó ban Tuyên giáo huyện Trà Bồng là điều động cán bộ bình thường, vẫn là Huyện ủy viên", ông Bắc giải thích.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi, thừa nhận có "gửi gắm" người thân trong kỳ thi viên chức, giáo viên ở huyện Trà Bồng. "Nếu được thì cảm ơn anh em rất nhiều, không được thì thôi chứ mình không làm khó", vị giám đốc sở phân trần.
Sau khi có thông báo nghỉ hưu, Giám đốc Sở Nội vụ ký nhận 5 cán bộ
Hai ngày sau khi nhận thông báo nghỉ hưu, Giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An ký quyết định tiếp nhận, thuyên chuyển 5 cán bộ từ cơ quan khác về làm việc tại sở này.
Từ đầu tháng 2, Tỉnh ủy Nghệ An ra thông báo số 1514 – TB/TU về việc nghỉ hưu đối với ông Đậu Văn Thanh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An, từ ngày 1/8/2019.
Một ngày sau đó, sở này ban hành văn bản xin ý kiến, sở, ban, ngành và huyện về việc thuyên chuyển, tiếp nhận cán bộ gửi cho 5 cơ quan nơi các cán bộ sắp được tuyển dụng về Sở Nội vụ công tác.
Đến ngày 15/2, ông Thanh ký quyết định tuyển dụng, tiếp nhận đồng thời 5 cán bộ, công chức về làm việc tại Sở Nội vụ từ ngày 1/3.
Giám đốc Sở Nội vụ cho biết 5 cán bộ này gồm một người ở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, một cán bộ tại UBND huyện Tân Kỳ, một người ở UBND huyện Anh Sơn và một người ở UBND thị xã Thái Hòa. 5 cán bộ này được sắp xếp về làm việc tại văn phòng, bộ phận thanh tra (2 người), Phòng cải cách hành chính và Phòng xây dựng chính quyền.
Sở Nội vụ Nghệ An. Ảnh: P.H.
Theo ông Thanh, 5 cán bộ này đều đạt tiêu chuẩn là công chức, đã làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt và được đào tạo cơ bản, có năng lực và kinh nghiệm công tác, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Ông Thanh khẳng định việc tiếp nhận 5 cán bộ nói trên là đúng quy trình, có kế hoạch từ trước.
"Kế hoạch tuyển dụng là từ tháng 7/2017, để bổ sung nhân sự cho các phòng theo đề xuất của các phòng chuyên môn. Tôi đã giao cho lãnh đạo sở và các phòng giới thiệu người, Chánh văn phòng tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp và thẩm định trình Hội đồng tuyển dụng cơ quan xem xét, quyết định", Giám đốc Sở Nội vụ nói với Zing.vn.
Cũng theo ông Thanh, việc tuyển dụng bằng hình thức thuyên chuyển công chức chứ không thi tuyển. Hội đồng tuyển dụng sở thống nhất tiếp nhận 5 công chức và giao cho văn phòng sở hoàn tất hồ sơ, xin ý kiến của Đảng ủy, xin ý kiến thẩm định của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Ông Thanh cũng giải thích việc ký quyết định trong thời gian có thông báo nghỉ hưu là do thời điểm đang hoàn thiện hồ sơ, mẹ ông qua đời, tiếp đó là vào dịp nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019. Vì thế, đến ngày 15/2 ông mới ký quyết định, cùng lúc đó Giám đốc Sở Nội vụ mới nhận được thông báo nghỉ hưu từ Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An.
Bộ trưởng Thể ra công văn hỏa tốc siết việc cấp lại giấy phép lái xe
Công văn đề xuất các giải pháp nhằm siết chặt công tác cấp lại GPLX đã mất theo đúng quy định nhằm ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách để xin cấp.
Chiều 7/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể gửi công văn yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương đề xuất giải pháp siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Ngọc Tân.
Trong công văn, Bộ trưởng GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ rà soát, tổng hợp các trường hợp vi phạm bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng GPLX, nhưng cố tình gian dối để xin cấp lại, hoặc các trường hợp cố tình báo mất để xin cấp lại với mục đích sở hữu đồng thời nhiều GPLX.
"Đối với những trường hợp nghi ngờ như xin cấp lại GPLX nhiều lần, cần kịp thời kiểm tra, xác minh để xử lý theo đúng quy định của pháp luật", công văn nhấn mạnh.
Cùng với đó, Tổng cục Đường bộ phải phối hợp với Cục CSGT để kết nối, cập nhật thông tin vi phạm của các lái xe vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn quốc, nhằm xác định nhanh và xử lý kịp thời đối với lái xe bị cơ quan chức năng thu giữ GPLX do vi phạm.
“Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm siết chặt công tác cấp lại GPLX đã mất theo đúng quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn các trường hợp lợi dụng chính sách để xin cấp lại không đúng quy định. Đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý vi phạm đối với hành vi gian dối, cố tình báo mất để xin cấp lại GPLX, trong đó có giải pháp sát hạch trước khi cấp lại”, văn bản nêu rõ.
Nội dung công văn cũng cho biết những yêu cầu nêu trên dựa theo kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội và phản ánh của người dân liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, đồng thời cũng dựa theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia.
Trước đó, tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 6/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đề xuất quy định làm mất bằng lái xe phải thi lại (thay vì được xin cấp lại) nhằm tránh tình trạng một số trường hợp lợi dụng để có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3 để hoạt động kinh doanh. Nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện ngay sau khi đề xuất này được đưa ra.
Tài xế ôtô tải vào cua thì máy xúc trên thùng bất ngờ lật xuống, đè chết người đàn ông đi xe máy bên cạnh.
Tài xế ôtô tải vào cua thì máy xúc trên thùng bất ngờ lật xuống, đè chết người đàn ông đi xe máy bên cạnh.
Khoảng 11h ngày 7/3, chiếc xe tải chở theo máy xúc lưu thông trên tuyến quốc lộ 15, đoạn qua xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa).
Đến đoạn qua bản Khuông, xã Nam Xuân, tài xế xe tải bẻ lái vào cua thì bất ngờ máy xúc lật đổ khỏi thùng.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Quỳnh An.
Cùng lúc này, ông Hà Văn Xuân (62 tuổi, trú huyện Quan Hóa) điều khiển xe máy đi tới và bị máy xúc đè bẹp. Nạn nhân tử vong tại chỗ.
Tại hiện trường, xe máy hư hỏng nặng, máy xúc nằm ngửa bên vệ đường. Nhận tin, CSGT địa phương đã tới xử lý, điều tra vụ việc.