Theo Một thế giới sau những đợt khảo sát tại khu vực hang động núi lửa ở Công viên Địa chất núi lửa Krông Nô, các nhà khoa học phát hiện 3 di cốt người cùng hàng vạn vỏ ốc biển, di vật bằng đá, gốm, xương, vỏ nhuyễn thể, mũi tên đồng…
Đây cũng là lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam phát hiện ra các di tích cư trú của người tiền sử trong các hang động núi lửa, hé mở một loại hình cư trú mới của người tiền sử trên lãnh thổ Việt Nam. Cho thấy, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ bazan khu vực Tây Nguyên Việt Nam.
Việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ trong hang động núi lửa lần này sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngành khảo cổ và nhân chủng học của Việt Nam trong tương lai.
Tìm thấy di cốt người tiền sử 7.000 năm tuổi tại Đắk Nông. Ảnh: Tiền Phong
Cũng tại đây, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện được xương của người cổ đại tại khu vực Tây Nguyên, củng cố thêm nhiều bằng chứng về sự phát triển cộng đồng của người tiền sử, khi tìm thấy nơi sinh sống, khu mộ táng của họ.
Các di vật tìm thấy được xác định thuộc sơ kỳ Đá mới, tiếp sau là trung kỳ Đá mới cách đây khoảng 6.000 - 7.000 năm. Theo Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam thì con người rời khỏi các hang ở Krông Nô vào hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí, cách đây khoảng 3.000 năm.
Trả lời trên trang Tiền Phong, Theo GS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, 3 di cốt người đã được tìm thấy trong hang động núi lửa gồm 2 di cốt người trưởng thành và một di cốt trẻ em khoảng 4 tuổi, sống ở niên đại cách đây khoảng 7000 năm.
Phát hiện này, mở ra một chương mới trong ngành nhân cổ học Việt Nam. “Trước đây, chúng ta tìm kiếm rất nhiều, tìm được nhiều công cục của người cổ đại tại Tây Nguyên nhưng chưa bao giờ tìm được di cốt của người do môi trường núi lửa. “Tôi đã gửi thư cho các bạn của mình ở 5 nước trên thế giới. Họ đều cho biết, đây là phát hiện cực kỳ hiếm gặp, họ chưa từng thấy”, PGS Nguyễn Lân Cường cho biết.