Thứ bảy, 18/01/2025 | 13:49
RSS

Tìm hiểu nhanh sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?

Thứ tư, 10/08/2022, 20:50 (GMT+7)

Sâu răng hàm không chỉ gây đau buốt mà còn có nguy cơ mất răng, giảm chức năng nhai. Tìm hiểu ngay sâu răng hàm có lỗ nên làm gì để tránh biến chứng.

sâu răng hàm có lỗ

Tìm hiểu sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?

Các dấu hiệu nhận biết sâu răng hàm

Sâu răng là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải, từ trẻ em, thanh thiếu niên, đến người cao tuổi. Nguyên nhân chính gây sâu răng là do mảng bám răng chứa nhiều vi khuẩn, tấn công vào men răng, gây ra quá trình hủy khoáng và khiến răng hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt.

Để nhận biết răng sâu, bạn có thể quan sát bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu sau:

  • Nhìn thấy lỗ sâu xuất hiện trên răng, men răng, ngà răng bị tổn thương. Lỗ sâu răng nếu được làm sạch thì có thể nhìn thấy đáy lỗ sâu rộng hơn nhiều so với miệng lỗ.
  • Chảy máu chân răng và nướu sưng, đặc biệt là khi bị sâu kẽ răng, chân răng.
  • Răng đau buốt khi nhai, cắn, nhất là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu hoặc ăn đồ ăn nóng, lạnh.
  • Miệng có mùi hôi do vi khuẩn phát triển tích tụ trong lỗ răng sâu.

sâu răng hàm có lỗ

Sâu răng gây đau nhức, ê buốt khi nhai

Các giai đoạn phát triển sâu răng hàm

Có 4 giai đoạn phát triển của sâu răng mà bạn cần hiểu rõ để nắm bắt phương pháp điều trị cho kịp thời, cụ thể:

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Khi đó vi khuẩn mới bắt đầu ăn mòn bề mặt răng, men răng bị mất khoáng, có màu vàng nâu hoặc màu đen nhạt. Người bị sâu răng giai đoạn này, khi ăn uống thức ăn nóng, lạnh mới chỉ có cảm giác ê buốt nhẹ, chưa đau nhức đến mức độ khó chịu.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Giai đoạn này xuất hiện nhiều lỗ sâu to, răng bị ăn sâu vào trong và phá hủy phần men răng còn lại, các mảng bám, mảnh vụn thức ăn bị vướng lại trong lỗ răng sâu khiến cơn đau nhức răng ngày càng rõ nét hơn. Khi bị sâu răng ở giai đoạn này, tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để xử lý hàn trám vết răng sâu, hạn chế để răng bị sâu nặng sang các giai đoạn kế tiếp.

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Khi răng bị sâu một thời gian mà không khám chữa, vi khuẩn tiếp tục tấn công sâu vào phía trong răng và dẫn tới tình trạng viêm tủy, gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, sinh hoạt. Mức độ đau răng ở giai đoạn này liên tục tăng dần, có thể gây ra tình trạng nhiễm  trùng, áp xe, viêm nướu, viêm xương hàm, răng lung lay và thậm chí phải nhổ bỏ răng sâu.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Trong trường hợp viêm tủy nặng, làm tổn thương chân răng, xương ổ răng, nhiễm trùng chóp răng, răng xảy ra tình trạng chết tủy, bệnh nhân có thể được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để tránh hoại tử nặng hơn, hạn chế biến chứng nguy hiểm khiến cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng, nhiễm trùng máu và gây ảnh hưởng tới tính mạng.

sâu răng hàm có lỗ
Mô phỏng các giai đoạn phái triển sâu răng

Sâu răng hàm có lỗ nên làm gì?

Khi phát hiện thấy có lỗ sâu trên răng, tốt nhất là nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt vì sâu răng không thể tự khỏi.

Sâu răng hàm có lỗ thường đã ở giai đoạn 2, tình trạng đau nhức răng nặng hơn, nên sẽ cần thực hiện điều trị chuyên sâu, tránh để sâu răng tiến triển.

Một số phương pháp có thể được áp dụng khi điều trị sâu răng hàm đó là:

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, doxycyclin, spiramycin, tetracyclin… kết hợp với metronidazol có thể được kê cho bệnh nhân để giúp giảm đau, kháng viêm trong trường hợp đau nặng.

Thuốc aspirin cũng được nha sĩ dùng cho bệnh nhân để giúp giảm đau tạm thời. Đối với trẻ em, chỉ khi thực sự cần thiết, bác sĩ mới kê cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để tránh gây những tác dụng không mong muốn.

Hàn trám răng sâu

Nha sĩ sẽ sử dụng một đầu mũi khoan để loại bỏ mô răng sâu, sau đó sẽ trám lại lỗ sâu của răng hàm bằng vật liệu composite, sứ, xi măng silicat hoặc amalgam để ngăn vi khuẩn không tấn công trở lại lỗ răng sâu đó.

Điều trị tủy

Trong trường hợp sâu răng lan vào tới tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, mở tủy, làm sạch tủy và trám bít lại. Trong trường hợp vết sâu răng lớn, bệnh nhân có thể phải làm phục hình răng sứ để bảo toàn răng thật, giúp duy trì chức năng ăn nhai cho răng lâu dài.

Nhổ răng sâu vỡ lớn

Trong trường hợp răng sâu quá nặng, gây viêm nhiễm và không thể phục hồi, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng, nạo tổ chức bị viêm nhiễm và tiến hành phục hồi răng bị mất bằng cầu răng hoặc cấy ghép implant.

sâu răng hàm có lỗ
Sâu răng hàm có lỗ cần phải đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị

Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Trong các trường hợp mới chớm sâu răng, chưa có lỗ sâu răng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên để giảm bớt cơn đau nhức khó chịu trước khi đi gặp nha sĩ.

Chữa sâu răng bằng lá ổi

Lá ổi chứa nhiều hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt là Astringents, giúp nướu săn chắc hơn và giảm bớt cơn đau nhức răng sâu nhẹ.

Chữa sâu răng bằng lá tía tô

Bên cạnh khả năng khử hôi miệng, lá tía tô là vị thuốc nam có tác dụng giảm đau nhức sâu răng và giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, do có chứa hàm lượng cao các chất kháng viêm, kháng khuẩn.

Chữa sâu răng bằng lá bàng

Nhờ chứa flavonoid, saponin, phytosterol và tannin, lá bàng có tác dụng sát khuẩn, giảm các triệu chứng viêm nhiễm và diệt một số loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn có thể lấy lá bàng non xay nhuyễn với một ít muối hạt, pha loãng dung dịch và dùng để súc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ, để giảm bớt tình trạng đau nhức do sâu răng hàm gây ra.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối chứa thành phần chính là natri clorua, giúp sát khuẩn và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể dùng nước muối ấm súc miệng hàng ngày để giảm bớt tình trạng đau nhức răng sâu nhẹ.

Dùng xịt răng miệng thảo dược

Trong trường hợp đau nhức, viêm lợi do sâu răng, bạn cũng có thể dùng xịt răng miệng thảo dược, tiêu biểu như Xịt Răng Miệng Nhất Nhất để xịt nhanh vào vị trí tổn thương, giúp hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.

Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn, không có tác dụng phụ nên có thể dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

sâu răng hàm có lỗGiúp giảm nhanh:

  •  Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
  •  Đau rát, viêm loét miệng

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại