Tiền Giang cấm hát nhạc đỏ
Tháng 2/2017, ông Nguyễn Đức Đảm, Giám đốc Sở Văn hóa – thể thao – du lịch Tiền Giang, ký công văn gửi Sở TN&MT, UBND và Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị, thành trong tỉnh, yêu cầu cấm hát nhiều ca khúc, trong đó có "Màu hoa đỏ" 1 nhạc phẩm cách mạng.
Công văn số 120/SVHTTDL-TTr ký ngày 7/2 ghi rõ: đề nghị Phòng VHTT các huyện, thành thị thông báo cho các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn quản lý yêu cầu trong thời hạn 30 ngày phải gỡ bỏ ngay 354 bài hát chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
Trong danh sách này có nhạc phẩm Màu hoa đỏ sáng tác năm 1991 của cố đại tá nhạc sĩ Thuận Yến (phổ thơ Nguyễn Đức Mậu). Đây là ca khúc nổi tiếng nói về thời chiến tranh bom đạn ác liệt và từng được trao giải ca khúc xuất sắc của Bộ Quốc phòng vào năm 1994. Trong danh sách cấm ghi rõ ca khúc Màu hoa đỏ là Nhạc Đỏ.
Cố nhạc sĩ Thuận Yến và con gái - NSƯT Thanh Lam
Hơn nữa, từ khi ra đời, ca khúc này đã được những ca sĩ nổi tiếng trình bày như con gái của nhạc sĩ Thuận Yến - Thanh Lam, Cẩm Vân, Trọng Tấn, Tùng Dương… và phát sóng trên nhiều kênh phát thanh, truyền hình, cũng như các dịp lễ kỷ niệm truyền thống của cả nước.
Thanh Lam trình diễn "Màu hoa đỏ" trong chương trình "Giai điệu tự hào" năm 2015
Từ ngày 10/3, đội kiểm tra liên ngành các cấp bắt đầu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính các cơ sở karaoke chưa gỡ bỏ các bài hát chưa được phê duyệt nội dung cho phép lưu hành.
Ông Đảm đã cho biết lý do cấm Màu hoa đỏ trong một lần trả lời phỏng vấn. Theo đó, ông cho rằng, hiện nay ở các điểm kinh doanh karaoke nhạc phẩm này có phần hình ảnh chưa phù hợp với nội dung.
Sở VH-TT-DL Tiền Giang cấm "Màu hoa đỏ" là rất phản cảm
Tuy nhiên, ông Nguyễn H.T - cán bộ công tác lâu năm trong ngành văn hóa không đồng tình với lý do ông Đảm đưa ra. Theo ông T, ca khúc Màu hoa đỏ (và nhiều nhạc phẩm khác) ở các quán karaoke đều được chủ cơ sở mua lại từ các công ty sản xuất băng đĩa trong nước nên hoàn toàn hợp pháp.
Việc nhà sản xuất lồng hình ảnh như thế nào vào nội dung bài hát không liên quan gì đến chủ cơ sở karaoke, nên cấm sử dụng ca khúc này sẽ gây thiệt hại quyền lợi của các điểm karaoke. Hơn nữa, Sở VH-TT-DL Tiền Giang ra văn bản cấm sử dụng ca khúc Màu hoa đỏ, 1 ca khúc truyền thống cách mạng rất nổi tiếng, là việc làm rất phản cảm, gây dư luận rất xấu.
Tấm pano giới thiệu đêm nhạc chủ đề chính “Màu hoa đỏ” với nhiều ca sĩ tên tuổi để chào mừng 30/4