Thường xuyên sôi bụng về đêm khiến nhiều người lo lắng
MỤC LỤC
Sôi bụng về đêm là tình trạng gì?
Đặc điểm của tiếng sôi bụng ban đêm
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sôi bụng về đêm?
Hay bị sôi bụng vào ban đêm nên làm gì?
Giảm đau bụng, sôi bụng do bệnh đại tràng bằng thuốc Đông y
Tiếng sôi bụng hay bụng kêu ọc ọc là những tiếng ồn được tạo ra bởi sự chuyển động của thức ăn, đồ uống và khí dọc theo các phần khác nhau của ruột.
Thức ăn từ thực quản đi đến dạ dày, thông qua ruột đến hậu môn nhờ vào sự co bóp theo nhịp điệu của các cơ thắt có ở thành ruột, thường được gọi là nhu động ruột.
Như vậy, tiếng sôi bụng thực chất là âm thanh của các nhu động ruột.
Khi dạ dày và ruột đầy thức ăn, chúng tiết ra rất nhiều men tiêu hoá, hỗn hợp này giảm âm lượng của nhu động.
Ngược lại, khi dạ dày rỗng, não bộ sẽ kích thích khiến cho các nhu động ruột tăng lên, tạo cảm giác đói.
Đó là lý do chúng ta thường không nghe thấy tiếng sôi bụng khi no nhưng lại nghe rất rõ những khi bụng rỗng, nhất là vào ban đêm.
Sôi bụng là tiếng di chuyển của thức ăn, khí và chất lỏng qua hệ tiêu hóa
Sôi bụng vào ban đêm khi đi ngủ thường xuất hiện cùng với triệu chứng như:
Đau quặn bụng từng cơn, có thể giảm bớt khi người bệnh trung tiện hoặc đại tiện.
Đau tăng lên và muốn đi đại tiện khi ăn.
Chướng bụng trái kèm theo cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, đau lưng, bực bội.
Sôi bụng trong đa số trường hợp là một hiện tượng bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý diễn ra trên hệ tiêu hóa đặc biệt là ở ruột.
Người ta phân các nguyên nhân gây sôi bụng về đêm thành 2 nhóm: Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Tiếng sôi bụng có thể nghe thấy thường là do nhu động ruột tăng. Điều này xảy ra khi:
Dạ dày rỗng
Ăn quá nhiều thực phẩm sinh hơi như đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ và các loại đậu
Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt mà không nhai, nằm ngay sau khi ăn...
Thường xuyên sử dụng rượu bia, nước có gas, hút thuốc lá
Giảm cân thiếu khoa học
Mặc quần áo, thắt lưng quá chặt
Áp lực công việc hoặc căng thẳng thường xuyên
Nguyên nhân bệnh lý
Hiện tượng sôi bụng khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý.
Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là nguyên nhân phổ biến khiến bụng sôi vào ban đêm.
Tăng co thắt các lớp cơ gây ra cơn đau bụng âm ỉ dọc khung đại tràng kèm theo tiếng sôi bụng nhất là khi đói hoặc ban đêm.
Ngoài ra các biểu hiện khác thường là: đại tiện phân lỏng hoặc phân sống, ngủ không sâu giấc, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân…
Hội chứng ruột kích thích thường gây sôi bụng ban đêm
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra do ăn phải thức ăn kém vệ sinh, dị ứng thực phẩm hoặc do loạn khuẩn đường ruột.
Người bệnh thường có triệu chứng như sôi bụng, đầy hơi, chán ăn, đắng miệng,…
Viêm nhiễm và kích thích niêm mạc đại tràng có thể gây co bóp không đều và tăng tiết khí, gây sôi bụng vào ban đêm.
Vào ban đêm, hoạt động của hệ tiêu hóa có thể giảm đi nhưng trong một số trường hợp viêm đại tràng , hoạt động này có thể không đều, gây sôi bụng.
Nếu sôi bụng là do một nguyên nhân sinh lý, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống sinh hoạt giúp loại bỏ yếu tố dẫn tới tiếng bụng sôi.
Còn nếu là triệu chứng của một bệnh lý, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị phù hợp.
Một số biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể thực hiện ngay giúp giảm rối loạn tiêu hóa nói chung và tiếng sôi bụng vào ban đêm nói riêng:
Ăn đúng và đủ bữa, không bỏ bữa, không ăn quá no.
Nên nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá nhanh hay nuốt mà không nhai.
Hình thành thói quen không vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, đọc báo...
Nên hạn chế các nhóm thực phẩm sinh khí như các loại đậu, ngũ cốc, đồ có gas, rượu bia, thuốc lá...
Giảm các món ăn khó tiêu hóa như đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
Nghỉ ngơi đủ, uống nhiều nước và hạn chế việc căng thẳng, stress quá lâu.
Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Viêm đại tràng được quy về thuộc các chứng Tiết tả, Phúc thống, Phục chướng, Tiện bí theo quan niệm y học cổ truyền.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, nhưng được chia thành 4 nhóm chính: do ngoại tà lục dâm; do ẩm thực bất điều; do thất tình nội thương hoặc do tỳ vị tố hư.
Các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công năng của tỳ vị và đại tràng, khiến tạng phủ suy yếu; thường biểu hiện ra dưới dạng tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt.
Do đó, để điều trị bệnh cần phải giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ thận gan, hồi phục chức năng nội tạng.
Không tập trung điều trị triệu chứng như Tây y, các bài thuốc Đông y thường hướng tới việc tác động toàn diện tới sức khỏe người bệnh.
Việc dùng thuốc không chỉ để điều trị triệu chứng bệnh, mà còn điều hòa chức năng tỳ vị, nâng cao sức khỏe và đề kháng cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát. Nhờ vậy, mà hiệu quả điều trị được duy trì lâu dài.
Không chỉ vậy, các vị thuốc từ thảo dược được sử dụng đều an toàn và lành tính với cơ thể, ít hoặc không gây tác dụng phụ như nhiều loại thuốc Tây.
Bài thuốc đại tràng Đông y trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống… hiện đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc đại tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc đại tràng Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị sôi bụng về đêm do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): Tác dụng - Chỉ định: Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 |