Sôi bụng là hiện tượng bụng phát ra âm thanh như tiếng nước sôi trong bụng. Không phải chỉ khi đói bụng mới gây ra sôi bụng mà triệu chứng này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng sôi bụng vẫn gây cảm giác ngại ngùng, khó chịu, đặc biệt là khi kết hợp với chứng ợ hơi. Vì thế rất nhiều người quan tâm đến việc bụng sôi ăn gì thì hợp lý.
Nên
Để hạn chế hiện tượng sôi bụng, dễ nhất là phải ăn no và ăn đủ bữa, đúng giờ. Khi ăn cần nhai chậm nuốt kỹ, giảm bớt các loại nước uống có khí gas.
Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa lượng chất xơ cao. Tích cực tập thể dục thể thao sắp xếp lịch làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
Có thể sử dụng than hoạt tính với liều lượng được bác sĩ tư vấn trong trường hợp thường xuyên bị sôi bụng.
Không nên
Ăn nhiều thực phẩm quá cay hoặc chứa quá nhiều chất béo.
Tránh sử dụng thực phẩm, đồ uống có cồn, ngừng hút thuốc lá, bỏ thói quen nhai kẹo cao su. Rượu, bia và đồ uống có cồn sẽ khiến quá trình tiêu hóa sinh hơi, từ đó tạo ra hiện tượng ợ hơi, sôi bụng.
Tuyệt đối không được ăn no xong lại nằm ngay mà phải đi lại nhẹ nhàng cho tiêu cơm.
Các loại ngũ cốc chứa thành phần tinh bột cao là nguyên nhân sinh hơi, gây sôi bụng. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm cung cấp năng lượng chính hàng ngày nên khó lòng cắt giảm trong khẩu phần ăn. Thay vì đó, người dùng có thể lưu ý chế biến ngũ cốc bằng cách khác. Ví dụ, khi ăn đậu nên rửa sạch hoặc đãi vỏ kỹ bởi vỏ đậu chứa một chất gây đầy hơi, sôi bụng.
Muốn giảm thiểu chứng sôi bụng thì nên hạn chế một số thực phẩm sinh nhiều hơn, đặc biệt là họ nhà cải như cải xoong, cải bắp, súp lơ,…
Lưu ý
Nếu hiện tượng sôi bụng xảy ra quá thường xuyên thì vấn đề cần quan tâm không phải ‘Bụng sôi ăn gì?’ mà phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám xét kỹ lưỡng. Rất có thể là bộ máy tiêu hóa đang gặp trục trặc hoặc cơ thể đang mắc phải một chứng bệnh nào đó.