Thứ hai, 20/05/2024 | 22:25
RSS

Thiểu năng tuần hoàn não - Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thứ hai, 07/08/2023, 07:02 (GMT+7)

Cuộc sống càng hiện đại, bệnh thiểu năng tuần hoàn não càng bị trẻ hóa, tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Trong khi đó, nhiều người vẫn còn chưa ý thức được căn bệnh này nguy hiểm và nghiêm trọng đến mức nào. Hệ quả nặng nhất của thiểu năng tuần hoàn não chính là tử vong, không phân biệt già-trẻ, nam-nữ.

Thiểu năng tuần hoàn não hiện nay được biết đến như một bệnh khá phổ biến ở những người lao động trí óc. Tuy nhiên, vì biểu hiện của bệnh khá mờ nhạt và chung chung nên hầu hết chưa phát hiện ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân của thiểu năng tuần hoàn não để biết cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.

1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi là thiếu máu lên não) là tình trạng lượng máu cung cấp lên não bị giảm, đồng nghĩa với việc não bị thiếu hụt oxy và các dưỡng chất cần thiết để hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đầu tiên là hệ thần kinh.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-la-gi

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và người lao động trí óc

Não bộ sử dụng đến 15% lượng máu được bơm từ tim và 20% lượng oxy trong máu. Hãy ghi nhớ những con số sau đây:

  • Sau 30 – 180 giây não thiếu oxy, người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức, ngất đi.
  • Sau 1 phút não thiếu oxy, tế bào não bắt đầu chết không thể phục hồi.
  • Sau 3 phút não thiếu oxy, nơron bị tổn thương lan rộng, chắc chắn não sẽ bị ảnh hưởng lâu dài.
  • Sau 5 phút thiếu oxy, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Sau 15 phút thiếu oxy, gần như chắc chắn người bệnh không thể sống sót.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu lên não

Cơ chế gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não là máu bị tắc ứ không lên được não. Máu ứ tắc do một số nguyên nhân sau:

  • Xơ vữa động mạch làm hẹp động mạch vành.
  • Thoái hóa hoặc chấn thương đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu.
  • Co mạch máu thu hẹp đường dẫn máu.
  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường.
  • Béo phì.
  • Rối loạn mỡ máu.
  • Bệnh lý tim mạch khiến máu từ nguồn không đủ.

Một số yếu tố nguy cơ, những trường hợp dễ mắc thiểu năng tuần hoàn não:

  • Người cao tuổi, các bộ phận bị lão hóa.
  • Người lao động trí óc với cường độ cao.
  • Người uống nhiều bia rượu, sử dụng nhiều các chất kích thích.
  • Người ít vận động.
  • Người ăn uống không khoa học lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ.
  • Người phải làm việc trên điện thoại, máy tính liên tục trong thời gian dài.

3. Triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não hay thiếu máu lên não có một số dấu hiệu nhận biết điển hình. Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng này chỉ thoáng qua và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, nên hay bị bỏ qua không thăm khám. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn với các biểu hiện thậm chí biến chứng thì người bệnh mới chú ý tới sức khỏe

  • Nhức đầu: Triệu chứng thường gặp và cũng xuất hiện khá sớm trong giai đoạn đầu. Đau có tính chất lan tỏa, co thắt, khu trú tại vùng chẩm gáy – trán.
  • Mất ngủ: Thiếu máu não gây ra sự trằn trọc, thao thức khó vào giấc, hoặc ngủ được nhưng không sâu, dễ thức giấc, tỉnh rồi rất khó ngủ lại.
  • Chóng mặt: Khó giữ thăng bằng, loạng choạng dễ ngã khi đi đứng, luôn có cảm giác hoa mắt, đôi khi mắt tối sầm không nhìn thấy.
  • Dị cảm: Cảm giác không chân thật, ví dụ cảm thấy như bị kiến bò, ve kêu, tiếng ồn bên tai… cả ban ngày và ban đêm.
  • Rối loạn chú ý: Lơ đễnh, đãng trí, hay nghĩ ngợi mông lung không tập trung.
  • Rối loạn cảm xúc: Không kiềm chế được cảm xúc, mức độ cảm xúc tăng hơn so với bình thường.
  • Rối loạn trí nhớ: Trí nhớ ngắn hạn, khó ghi nhớ được những khái niệm mới.
  • Một số triệu chứng khác của thiếu máu não: Ù tai, rung giật nhãn cầu, buồn nôn/nôn, hội chứng tiền đình...

4. Chẩn đoán bệnh thiếu máu não như thế nào?

Việc chẩn đoán kết luận bệnh thiếu máu não cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo. Có một số phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Đánh giá dòng máu chảy đến não: Chụp gamma mạch não; Phóng xạ đo lưu lượng máu não; Siêu âm đo hiệu ứng Doppler; Lưu huyết não đồ.
  • Đánh giá hiệu quả tưới máu tại não: Đo phản ứng nhiệt qua da; Ghi nhiệt độ ở mặt; Nghiệm pháp tâm lý; Điện não đồ.
  • Đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch: Xét nghiệm huyết học: chức năng đông máu; Xét nghiệm sinh hóa: lipid máu; Chụp X-quang; Chụp động mạch não.

5. Điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não

5.1. Phẫu thuật điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Mặc dù rất hiếm nhưng sẽ vẫn có một số trường hợp người bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần được can thiệp phẫu thuật, phổ biến là khi phát hiện thấy các dị dạng mạch máu, cục máu đông, khối u…

Khi bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ cảnh báo về một số nguy cơ, biến chứng có thể gặp phải như đau đầu dữ dội, chóng mặt, tụ dịch máu não, một số vấn đề thần kinh bị ảnh hưởng (nhận thức, trí tuệ, khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ, giao tiếp, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động)…

5.2. Dùng thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não

5.2.1. Thuốc Tây y hiệu quả nhanh chóng, cẩn trọng với các tác dụng phụ, tác dụng ngoài mong muốn

thuoc-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Cinnarizin ngoài trị rối loạn tiền đình thì còn điều trị rối loạn tuần hoàn và chống say tàu xe

Một số loại thuốc Tây được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh thiếu máu não có thể kể đến như:

  • Cinnarizin: Thuốc chẹn kênh canxi có chọn lọc, làm giảm hoạt tính co mạch của một vài loại chất như serotonin, adrenalin, hỗ trợ tăng oxy lên não.

Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, ngủ gà, tăng triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm kéo dài ở người già.

  • Piracetam: Thuốc giúp đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose trên não; duy trì khả năng tổng hợp năng lượng ở não; phục hồi tổn thương não; cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất trí nhớ, thiếu tập trung…

Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, nôn, cảm giác bồn chồn, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà, dễ bị kích động…

  • Cerebrolysin: Tác động vào phía trong tế bào thần kinh, giúp biệt hóa, tăng sinh, điều hòa chức năng thần kinh; tăng cường dẫn máu lên não, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Tác dụng phụ: Nhịp tim nhanh, khó thở, mất ngủ, đau đầu, đau cổ, chân tay, lưng dưới, đổ mồ hôi, chóng mặt, cảm cúm, tăng hoặc giảm huyết áp.

  • Ginkgo biloba: Dịch chiết từ lá bạch quả, giúp làm tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, bảo vệ thần kinh, ổn định màng, là yếu tố ngăn cản sự kích hoạt tiểu cầu.

Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, bồn chồn, có thể làm tăng sự chảy máu, ngăn tập kết tiểu cầu hoặc các thảo dược có chứa coumarin…

5.2.2. Thuốc Đông y hiệu quả lâu dài

Trong Đông y, bệnh thiểu năng tuần hoàn não thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, hư lao, kiện vong...

Đông y đặc biệt coi trọng và chú ý đến sự lưu thông của máu trong cơ thể khi điều trị hầu hết các bệnh lý. Máu đưa oxy và dưỡng chất đến từng tế bào, đồng thời lại mang theo những chất thải tới cơ quan thải độc, vận chuyển các kháng thể, bạch cầu, hoạt chất chữa bệnh của thuốc đến những vùng bị tổn thương để làm lành, chữa bệnh. Sự lưu thông của máu bị ứ tắc đồng nghĩa với việc tế bào không nhận được dinh dưỡng, không được thải độc, không được chữa trị, chắc chắn sẽ sớm sinh bệnh.

Chúng ta đều biết não bộ là cơ quan sử dụng lượng máu cao nhất được bơm từ tim. Trong quan niệm Đông y, bệnh thiếu máu lên não có nguyên nhân cốt lõi là do huyết ứ, huyết hư, không lên được não, chất lượng máu kém không đủ oxy và dinh dưỡng cho não hoạt động tốt.

Vì thế, cơ chế hiệu quả nhất để trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não của Đông y là phải hoạt huyết, bổ huyết, duy trì sự lưu thông máu thuận lợi. Có vậy thì bệnh mới thuyên giảm từ gốc, bệnh sẽ khỏi từ từ nhưng rất chắc chắn và có tính duy trì được hiệu quả lâu dài.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Đông y hoạt huyết, nhưng mức độ hiệu quả không giống nhau, tốt có xấu có, hiệu quả không rõ ràng. Chỉ có những sản phẩm Hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2, có phương pháp bào chế theo các bài thuốc bí truyền tốt nhất, được sản xuất trong quy trình hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO thì mới thực sự mang lại hiệu quả vượt trội, rõ rệt, vừa rút ngắn được thời gian sử dụng, vừa duy trì được công dụng hoạt huyết, máu lên não ổn định, lâu dài, ngăn tái phát.

Một số tiêu chí chuẩn mực để lựa chọn được một loại hoạt huyết Ngự Y Mật Phương tốt nhất, tránh nhầm lẫn với các loại hoạt huyết phổ biến thông thường không rõ ràng hiệu quả:

  • Được bào chế theo bài thuốc bí truyền quý hiếm, hiệu quả vượt trội, không phải bài hoạt huyết dân gian thông thường. Điển hình nhất trong đó là phương pháp hoạt huyết của Ngự y mật phương lưu giữ nghìn năm, từng được chuyên dùng cho Vua Chúa quan lại triều đình, rất quý và hiệu quả cao.
  • Sản phẩm hoạt huyết tốt phải cho hiệu quả nhanh, mạnh, trong vòng khoảng 10-15 ngày đã thấy tiến triển tốt rõ rệt. Đồng thời, khả năng đáp ứng tương thích của sản phẩm với người sử dụng cũng phải cao (trên 90%).
  • Sản phẩm cần có hình thức nhỏ gọn, tiện dụng, phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sản phẩm có thể được sản xuất ở dạng viên nén nhỏ để tăng hấp thu, đóng gói và chia liều sẵn, vừa dễ dùng vừa dễ mang.
  • Nên lựa chọn sản phẩm có dịch vụ tư vấn trực tuyến và đặt hàng online, nhận hàng tại nhà, vì khi dược sĩ tư vấn trực tuyến sẽ sát sao được với người bệnh nhất, theo dõi đồng hành trong các liệu trình, đảm bảo dùng đúng và đủ để mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, tiện ích đặt mua online cũng rất phù hợp với nhu cầu của đa số người dùng hiện nay.

Thiểu năng tuần hoàn não ở giai đoạn khởi phát thường có biểu hiện nhẹ, dễ bị bỏ qua một cách chủ quan. Có một điều mà dường như ai cũng biết nhưng không phải ai cũng nghiêm túc thực hiện, đó là bất cứ bệnh gì chữa càng sớm thì càng nhanh khỏi và cơ hội chữa được dứt điểm càng cao.

Tuy nhiên, vì sự bàng quan với sức khỏe mà bệnh thiểu năng tuần hoàn não thường bị để cho phát triển đến mãn tính và khó chữa. Ở mọi cấp độ của bệnh, chúng ta rất cần đến những giải pháp mang tính hiệu quả cao, cơ chế tác động đúng và trúng vào nguyên nhân, ngăn chặn được tái phát tốt và có thể sử dụng an toàn, tốt cho toàn bộ cả sức khỏe nói chung.

thông tin tư vấn

DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại