Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:23
RSS

Thiếu máu não - Chủ quan là chết!

Thứ sáu, 10/03/2023, 07:07 (GMT+7)

Thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, và ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất.

Thiếu máu não là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, và ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua rồi biến mất.

1. Cảnh báo mức độ nguy hiểm của thiếu máu não– chủ quan là chết.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não nằm ở top 3 trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư).

thieu-mau-len-nao

Thiếu máu não có thể gây ra bệnh đau đầu, chóng mặt, mất ngủ mãn tính, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress kéo dài, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và học tập thậm chí có thể gây ra trầm cảm kéo dài

Nếu cơn thiếu máu não xuất hiện đột ngột trong khi bạn đang làm việc trên cao, dưới sông hồ hoặc lái xe…thì mức độ nguy hiểm khó mà kiểm soát hậu quả, nó gây ra các tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông có mức nguy hiểm cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Nếu may mắn không ảnh hưởng đến tính mạng thì người bệnh cũng cần rất nhiều thời gian, chi phí và nhiều yếu tố khác để có thể phục hồi sau đột quỵ.

tac-nghen-mach-mau-nao

2. Các giải pháp cải thiện bệnh thiếu máu não

2.1. Dùng thuốc Tây y điều trị theo triệu chứng bệnh

Sử dụng thuốc Tây Y làm giảm các triệu chứng do thiếu máu não và cải thiện tuần hoàn máu não nhanh chóng. Thuốc Tây Y có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến tế bào não, giúp các thành động mạch bị hẹp, bị chèn ép có thể giãn ra, giảm thiểu tối đa hiện tượng thiếu máu não.

2.2. Bấm huyệt, châm cứu

Đây là phương pháp sử dụng kim chuyên dụng châm vào các huyệt đạo kết hợp xoa bóp trên cơ thể. Phương pháp này giúp đả thông những ách tắc trong thành mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Đồng thời tác động vào thành mạch, giảm phù nề, giúp giảm các cơn đau đầu, chóng mắt

2.3. Sử dụng thuốc Ginkgo Biloba

Sử dụng Thuốc Ginkgo Biloba EGB 761 có nguồn gốc từ Pháp được chọn làm thuốc đối chứng trong nghiên cứu này có thành phần là cao khô lá Bạch quả đã chuẩn hóa với hàm lượng 24% Ginkgo glycosid và 6% Ginkgolid-bolobalid, được chứng minh trong hơn 120 nghiên cứu ở nước ngoài về hiệu quả hiệp đồng của các hoạt chất trên chuyển hóa tế bào, lưu biến vi tuần hoàn và vận mạch các mạch máu lớn.

Đây cũng là sản phẩm được ưa chuộng, sử dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên Thế giới trong điều trị các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn.

2.5. Sử dụng sản phẩm Hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu máu não là do khí huyết không lưu thông, huyết ứ trệ tại các mạch máu khiến máu lưu thông lên não kém.

Vì vậy, việc điều trị cần kết hợp bổ khí huyết và hoạt huyết để làm tăng lưu thông tuần hoàn, bổ sung huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể và nuôi dưỡng não.

Với việc kết hợp hai nhóm hoạt huyết và bổ khí huyết đã được nghiên cứu chứng minh là một công thức toàn diện, phù hợp và đảm bảo được các nguyên tắc trị bệnh thiếu máu não, Hoạt huyết Ngự Y Mật Phương -Đông Y Thế Hệ 2 được coi là giải pháp giúp tăng cường tuần hoàn não nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não mà không làm tăng huyết áp.

Sản phẩmđược bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương bí truyền quý hiếm, hoàn toàn không giống những sản phẩm chỉ được áp dụng phương pháp phổ biến thông thường, nên hiệu quả cao vượt trội. Hơn nữa, sản phẩm còn được sản xuất trên dây chuyềnhiện đại chuẩn GMP - WHO, vừa đảm bảo được trọn vẹn hiệu quả của phương pháp bí truyền, vừa tạo ra sản phẩm tiện dụng, phù hợp với nhịp sống hiện đại ngày nay.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý thiếu máu não cũng như các phương pháp cải thiện thiếu máu não.

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại