Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:29
RSS

Thiếu máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thứ bảy, 25/02/2023, 07:18 (GMT+7)

Thiếu máu não là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Vậy cụ thể thiếu máu não là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào, hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau!

Thiếu máu não được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, rất dễ gây ra tai biến và tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, đa số người bệnh vẫn chủ quan vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường có dấu hiệu thoáng qua, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các tình huống nguy hiểm, đáng tiếc xảy ra.

1. Thiếu máu não là bệnh gì? Tại sao xảy ra tình trạng thiếu máu não?

Thiếu máu não hay còn gọi là tình trạng thiểu năng tuần hoàn não (hay rối loạn tuần hoàn não) là do lượng máu đi lên nuôi não bị thiếu hụt so với nhu cầu bình thường.

Từ đó làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não, khiến tế bào thần kinh não bị thiếu năng lượng để hoạt động. Điều này tác động tiêu cực tới các hoạt động chức năng của não.

thieu-mau-nao-la-benh-gi

Theo các chuyên gia, tác nhân trực tiếp gây ra bệnh thiếu máu nào là do mảng xơ vữa hay cục máu đông làm hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn một mạch máu nào đó ở não. 

2. Các triệu chứng gây thiếu máu cục bộ

2.1. Đau đầu

Triệu chứng đầu tiên và điển hình của thiếu máu não là Đau đầu. Người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu, mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ thiếu máu não của người bệnh đang gặp phải.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thấy các triệu chứng đau nhói một vùng đầu cố định nào đó, sau đó cơn đau sẽ lan khắp đầu, có cảm giác đầu nặng trịch nhất là khi di chuyển, suy nghĩ nhiều hay mới ngủ dậy.

2.2. Hoa mắt, chóng mặt

thieu-mau-len-nao

Người bị thiếu máu não sẽ hay bị ù tai dù đang ở không gian yên tĩnh. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn choáng váng, hoa mắt, chóng mặt do máu lưu thông lên não kém. Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt có thể tăng cao và gây ra hiện tượng mất thăng bằng, té ngã, thậm chí là ngất xỉu.

2.3. Suy giảm thị lực

Hệ thống các dây thần kinh trong não theo một cấu trúc rất phức tạp, việc thiếu máu lên não có thể gây suy não, từ đó có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não và thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mắt, biểu hiện chủ yếu là mắt bị mờ một hoặc cả hai bên, hoa mắt, dây thần kinh võng mạc bị ảnh hưởng.

2.4. Giảm chức năng nghe

suy-giam-chuc-nang-nghe

Khi người bệnh có hiện tượng giảm lưu lượng máu não, dẫn đến các cơ quan như tiền đình, ốc tai, các cơ điều tiết mắt cũng bị giảm các chức năng của mình. Từ đó giảm khả năng nghe của tai, ù tai, nghe kém...

2.5. Rối loạn cảm xúc

Thiếu máu não cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến người bệnh hay gắt gỏng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ bị kích động.

3. Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não

3.1. Do ảnh hưởng của bệnh lý tiềm ẩn của cơ thể

  • Xơ vữa động mạch

xo-vua-dong-mach-thieu-mau-nao

Theo nghiên cứu, 80% các trường hợp thiếu máu não có nguyên nhân từ xơ vữa, lão hóa động mạch. Xơ vữa động mạch gây ra các hiện tượng làm hẹp lòng mạch và đè ép vào mạch máu nuôi não, dẫn đến việc giảm lưu lượng máu và oxy lên não.

  • Huyết áp cao

Huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch, khiến thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Các tổn thương ở thành mạch có thể gây phình mạch, dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa, cản trở lưu thông dòng máu đến não.

  • Các bệnh về tim mạch

Các vấn đề bệnh tim xảy ra khiến chức năng cung cấp máu từ tim lên não của người bệnh bị suy giảm. Sự lưu thông máu của hệ tuần hoàn trong cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc đưa máu lên não.

  • Cột sống cổ có vấn đề

Khi các đốt sống bị tổn thương, chúng sẽ  chèn ép lên các mạch máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu lên não. 

3.2. Nguyên nhân theo Đông y

Theo nguyên lý Y học cổ truyền, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu máu não là do khí huyết không lưu thông, huyết ứ trệ tại các mạch máu khiến máu lưu thông lên não kém. Đông Y có câu: “Thông bất thống, thống bất thông” – nghĩa là máu không lưu thông ở đâu sẽ gây ứ trệ và gây bệnh ở đó.

Vì vậy, việc điều trị cần kết hợp bổ khí huyết và hoạt huyết để làm tăng lưu thông tuần hoàn, bổ sung huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể và nuôi dưỡng não

3.3. Các yếu tố rủi ro xuất phát từ thói quen, lối sống

  • Lạm dụng rượu bia
thieu-mau-nao-do-uong-ruou-bia
 
Thường xuyên lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dễ dẫn đến thiếu máu não cục bộ.
  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, nhiều dầu mỡ và chất béo làm thành mạch dễ hình thành các mảng xơ vữa. Việc đó dẫn đến hệ quả làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

  • Không thể dục thể thao

Lười vận động khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm chạp hơn, đây cũng được coi là vấn đề nhiều người mắc phải nhất do thói quen sinh hoạt và guồng quay công việc hàng ngày.

  • Stress 

Do yếu tố công việc và đặc thù thời kỳ công nghệ số, căng thẳng trong công việc, stress trong cuộc sống là vấn đề nhiều người gặp phải. Chính việc đó là nguyên nhân gây ra các tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Từ đó gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như cơn thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu….

3.3. Các yếu tố khác

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị thiếu máu não
  • Giới tính: Nam thường bị thiếu máu não nhiều hơn nữ

4. Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não nằm ở top 3 trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư).

Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ và gần một nửa trong số đó tử vong. Những bệnh nhân may mắn sống sót phải sống chung những di chứng hết sức nặng nề như liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể, mất giọng nói, giảm trí nhớ...

thieu-mau-nao-gay-dot-quy

Thiếu máu não có thể gây ra bệnh mất ngủ mãn tính, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress kéo dài, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và học tập thậm chí có thể gây ra trầm cảm kéo dài.

Nếu cơn thiếu máu não xuất hiện đột ngột trong khi bạn đang làm việc trên cao, dưới sông hồ hoặc lái xe…thì mức độ nguy hiểm khó mà kiểm soát hậu quả, nó  gây ra các tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông có mức nguy hiểm cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Nếu may mắn không ảnh hưởng đến tính mạng thì người bệnh cũng cần rất nhiều thời gian, chi phí và nhiều yếu tố khác để có thể phục hồi sau đột quỵ.

5. Có thể chẩn đoán thiếu máu não bằng cách nào?

Những phương pháp chẩn đoán thiếu máu não thường được chỉ định hiện nay là:

  • Chụp CT scan sọ não: Chụp CT scan sọ não hay chụp cắt lớp não là phương pháp sử dụng tia X để chụp đầu và mặt. Nó thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau đầu.
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ – xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não: Đây là kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, không đau. Nó sử dụng sóng siêu âm thanh tần số cao để vừa đo lưu lượng vừa xác định hướng dòng máu chảy trong mạch máu não.
  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA): Đây là phương pháp xét nghiệm không sử dụng tia X hoặc thuốc đối quang để khảo sát mạch máu. Thay vào đó, MRA là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến không xâm lấn, sử dụng một loại máy quét chuyên dụng để có thể chụp lại những hình ảnh của mạch máu. Tiếp đó, hình ảnh này được tái tạo lại trên không gian 3 chiều bằng phần mềm máy tính.

chup-cong-huong-tu-MRA

6. Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu não

6.1. Điều trị theo triệu chứng bệnh

Dùng thuốc Tây y

Đa số bệnh nhân thường tìm đến sử dụng thuốc Tây Y làm giảm các triệu chứng do thiếu máu não và cải thiện tuần hoàn máu não nhanh chóng. Thuốc Tây Y có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến tế bào não, giúp các thành động mạch bị hẹp, bị chèn ép có thể giãn ra, giảm thiểu tối đa hiện tượng thiếu máu não. 

Có thể kể một số loại thuốc như:

  • Cinnarizin: tăng cường cung cấp oxy và máu lên não.
  • Cerebrolysin: Điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường sự dẫn truyền máu lên não…
  • Piracetam: thúc đẩy oxy và glucose lên não, cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất tập trung…

thuoc-roi-loan-tien-dinh

6.2. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

Như đã đề cập ở trên, theo Đông Y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiếu máu não là do khí huyết không lưu thông, huyết ứ trệ tại các mạch máu khiến máu lưu thông lên não kém.

Vì vậy, việc điều trị cần kết hợp bổ khí huyết và hoạt huyết để làm tăng lưu thông tuần hoàn, bổ sung huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể và nuôi dưỡng não. Dưới đây là các phương pháp Đông y thường được chỉ định điều trị cho người thiếu máu não.

Bấm huyệt, châm cứu

cham-cuu-chua-thieu-mau-nao

Đây là phương pháp sử dụng kim chuyên dụng châm vào các huyệt đạo kết hợp xoa bóp trên cơ thể như: Bách hội, thượng tinh, thái dương, an miên, nhĩ môn thính cung, phong trì, ế phong, nội quan…

Phương pháp này giúp đả thông những ách tắc trong thành mạch máu, giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Đồng thời tác động vào thành mạch, giảm phù nề, giúp giảm các cơn đau đầu, chóng mắt…

Dùng thuốc Đông Y

Theo quan niệm của Đông Y, thiếu máu não nằm trong phạm vi “huyễn vựng” – tức là khí huyết bị ứ trệ, huyết không thông. Nơi nào máu huyết lưu thông kém thì ắt nơi đó sẽ sinh ra bệnh.

Chính vì vậy, hướng điều trị mới theo Đông y chính là tập trung “Bổ huyết” giúp sinh huyết, tăng sản xuất hồng cầu, cải thiện số lượng và chất lượng máu, “Hoạt huyết” giúp tăng lưu thông tuần hoàn của các mạch máu, giúp tan huyết ứ, từ đó có thể gia tăng lượng máu lên não, nuôi dưỡng não bộ hiệu quả.

Sản phẩm Hoạt huyết Ngự y mật phương Đông y thế hệ 2 với cơ chế Hoạt huyết là sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho người bị huyết hư ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn não (với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (với các triệu chứng đau mỏi vai gáy, đau tê cứng cổ, tê bì chân tay).

Cụ thể, Hoạt huyết Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 chính là sản phẩm được sản xuất từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, bào chế theo bài thuốc bí truyền, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, cho hiệu quả rõ rệt, có thể cạnh tranh với thuốc Tây y trong điều trị, kể cả trong các trường hợp bệnh nặng, mạn tính lại an toàn, không tác dụng phụ. 

Cùng với công thức bí truyền và công dụng vượt trội so với dòng sản phẩm Hoạt huyết truyền thống trước đây, Viên hoạt huyết Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 có hỗ trợ: 

  • Bổ huyết, hoạt huyết.
  • Tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa và làm giảm thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành.

7. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu não như thế nào?

7.1. Tập thể dục thể thao

yoga-ngan-ngua-thieu-mau-nao

Tập thói quen vận động, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga, thiền, đạp xe… Việc vận động nhiều sẽ tăng cường tuần hoàn máu lên não tốt hơn. 

7.2. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được cho là rất quan trọng đối với bệnh nhân thiếu máu não, nó không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn gia tăng chất lượng máu nuôi dưỡng tế bào và cơ thể.

Người thiếu máu não nên bổ sung những thực phẩm như: Gan, thăn bò, các loại đậu, hạt điều, ngũ cốc… Bên cạnh đó, chế độ ăn nên có thêm nhiều các loại rau xanh, uống các loại nước ép rau củ quả và hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia và chất kích thích.

thông tin tư vấn

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại