Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:11
RSS

Thiếu máu não uống thuốc gì điều trị tốt, hiệu quả & an toàn nhất?

Thứ năm, 13/04/2023, 16:54 (GMT+7)

Thiếu máu não là một loại bệnh lý phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có xu hướng tăng cao ở đối tượng người trẻ tuổi trong nhiều năm trở lại đây. Tình trạng này nếu kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt đời thường, để lại di chứng nặng nề hoặc thậm chí gây nguy hại

I - Thiếu máu não nên uống thuốc gì?

1. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị cho các trường hợp bị tăng huyết áp, đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim. Trong đó, nhóm dihydropyridine, cụ thể là thuốc Nimodipine có khả năng làm giãn các mạch máu bị thu hẹp tự nhiên do chảy máu trong não, qua đó giúp máu dễ dàng lưu thông, tránh gây tổn thương não và giảm nguy cơ đột quỵ. Thuốc được chỉ định sử dụng khi bụng đói, 1h trước bữa ăn hoặc 2h sau bữa ăn. Không được ăn bưởi, uống nước ép bưởi hoặc bất kỳ sản phẩm có thành phần từ bưởi khi dùng thuốc để tránh gây tác dụng phụ.

Thời gian sử dụng thuốc: 2 - 4 tuần.

2. Nhóm thuốc chứa salicylate

Nhóm thuốc chứa salicylate cũng có thể sử dụng như một phương pháp hữu hiệu trong việc giảm và ngăn ngừa nguy cơ đau tim, đau thắt ngực, đột quỵ hoặc các vấn đề xảy ra khi mạch máu bị nghẽn do máu đông. Danh sách các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm:

  • Aspirin.
  • Bayer Aspirin.
  • Easprin.
  • Ecotrin.
  • Arthritis Pain.
  • Ascriptin.
  • Aspergum.
  • Aspir-Low.
  • Bayer Aspirin Regimen.
  • Genacote.
  • Halfprin.
  • Aspiritab.
  • Aspirtab.
  • Ecpirin.
  • Entercote.
  • Norwich Aspirin.
  • Vazalore.
  • Bayer Aspirin Extra Strength Plus.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử rối loạn chảy máu, chảy máu dạ dày hoặc đường ruột, dị ứng nghiêm trọng với thuốc chống viêm không steroid. Không dùng khi có triệu chứng sốt, cúm hoặc thủy đậu. Đặc biệt, phụ nữ đang ở những tháng cuối của thai kỳ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

thiếu máu não uống thuốc chứa salicylate

3. Nhóm thuốc làm tan huyết khối thrombolytics

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não chính là cơ chế hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới lưu thông máu, nguy hiểm hơn là di chuyển tới mạch máu tim hoặc não gây đột quỵ và tử vong. Huyết khối xuất hiện khi cấu trúc thành mạch có vấn đề, dòng chảy của máu hoặc thành phần máu bất thường, thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch như máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, đái tháo đường... Để giải quyết vấn đề thiếu máu não uống thuốc gì, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị tan huyết khối Thrombolytics thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đưa trực tiếp thuốc đến vị trí có huyết khối bằng một ống thông dài. Đây được coi là lựa chọn tối ưu đối với những trường hợp đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

Một số dòng thuốc làm tan huyết khối thrombolytics thông dụng nhất:

  • Activase.
  • Alteplase.

Chống chỉ định dùng thuốc cho các bệnh nhân đang uống thực phẩm chức năng thuốc loãng máu, thảo mộc, bệnh nhân bị huyết áp cao, bị chảy máu nhanh, mất quá nhiều máu, bị xuất huyết não, bị bệnh thận nặng hoặc vừa trải qua phẫu thuật. Ngoài ra, Thrombolysis còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai.

4. Nhóm thuốc ức chế tập kết tiểu cầu

80% trường hợp thiếu máu não được gây ra bởi tình trạng xơ vữa động mạch, khiến tuần hoàn máu qua khu vực xơ vữa trong lòng mạch bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm lượng máu cần thiết lên não. Việc sử dụng các loại thuốc kháng tiểu cầu sẽ tác động trực tiếp vào cơ chế ngưng tập kết tiểu cầu - được cho là yếu tố chủ yếu gây nên cục máu đông do mảng bám xơ vữa bị vỡ trong động mạch vành. Cơ chế hoạt động của thuốc là tập trung giảm khả năng kết tập tiểu cầu và ngăn cản sự hình thành huyết khối.

Nhóm thuốc ức chế tập kết tiểu cầu bao gồm:

  • Plavix.
  • Clopidogrel.
  • Aspirin.
  • Bayer Aspirin.
  • Easprin.
  • Ecotrin.
  • Arthritis Pain.
  • Ascriptin.
  • Aspergum.
  • Aspir-Low.
  • Bayer Aspirin Regimen.
  • Genacote.
  • Halfprin.
  • Aspiritab.
  • Aspirtab.
  • Ecpirin.
  • Entercote.
  • Norwich Aspirin.
  • Vazalore.
  • Bayer Aspirin Extra Strength Plus.

Thuốc có thê được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật hoặc làm thủ thuật nha khoa thì nên ngưng dùng thuốc trước đó 5 - 7 ngày để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

thiếu máu não uông thuốc ức chế tập kết tiểu cầu

II - Những lưu ý để sử dụng thuốc trị thiếu máu não hiệu quả

Trong quá trình tìm hiểu về thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất, bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị để phát huy hiệu quả tối đa và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Xác định xem bản thân có bị thiếu máu não hay không và nguyên nhân cụ thể gây nên chứng thiếu máu não để lựa chọn thuốc cho phù hợp.
  • Đối với tình trạng thiếu máu não do bệnh lý liên quan đến cột sống, bạn có thể dùng thuốc chống thoái hóa khớp hoặc tham khảo các liệu pháp phục hồi chức năng như châm cứu, bấm huyệt để tăng lưu thông máu và giảm các triệu chứng do thiếu máu não gây ra.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân không cần sử dụng thuốc điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, nghỉ ngơi điều độ và dùng các loại trà có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ.
  • Thuốc điều trị thiếu máu não không nên sử dụng cho người bị mắc chứng rối loạn đông máu, đang dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch, bệnh động kinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Không tự ý dùng thuốc, tăng/giảm liều lượng hoặc dừng sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Thường xuyên thăm khám và kiểm tra các chỉ số liên quan để theo dõi hiệu quả của thuốc.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu phản ứng bất thường không liên quan đến công dụng của thuốc, hãy lập tức ngưng dùng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Không dùng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc để tránh ảnh hưởng đến tác dụng chính và làm tăng tác dụng phụ.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc thiếu máu não uống thuốc gì để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra và tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Ngay khi xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ngủ không ngon, tê bì chân tay nghi có liên quan đến thiếu máu não, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để áp dụng liệu pháp xử lý càng sớm càng tốt.

thông tin tư vấn

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại