7 lý do cho chứng thiếu máu não ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng
Thứ bảy, 08/04/2023, 10:35 (GMT+7)
Lối sống kém khoa học, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, môi trường ô nhiễm là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng thiếu máu não ở người trẻ trong nhiều năm trở lại đây.
I - Vì sao bệnh thiếu máu não ở người trẻ ngày càng gia tăng?
Thiếu máu não ở người trẻ được gọi là “căn bệnh của thời đại” khi số lượng bệnh nhân mắc các triệu chứng điển hình của bệnh như đau đầu, chóng mặt, tê chân tay, tiền đình, giật nhãn cầu đang có xu hướng tăng lên theo từng năm.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu não có thể do:
- Lối sống thụ động, ngồi nhiều, ít vận động.
- Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, dung nạp quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối.
- Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
- Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ngủ ít, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều.
- Thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi
- Một số loại bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ), tim mạch (huyết áp cao, xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, hẹp/hở van tim), thiếu máu do bệnh mạn tính, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, béo phì, đái tháo đường, mỡ máu...
II - Các dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ tuổi thường gặp
Các triệu chứng cảnh báo tình trạng thiếu máu não ở giai đoạn đầu thường rất mơ hồ, chỉ xuất hiện thoáng qua và tự biến mất trong vòng 24 giờ nên rất nhiều người vô ý bỏ qua. Một số dấu hiệu dễ nhận biết có thể kể đến như:
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu ở một vùng hoặc cả đầu, tăng lên khi suy nghĩ hoặc vận động.
- Chóng mặt, mất khả năng thăng bằng, dễ té ngã.
- Rối loạn cảm giác và vận động, cảm thấy tay chân tê mỏi, vận động yếu.
- Thị lực kém, hay hoa mắt.
- Ù tai, giảm thính lực.
- Đôi lúc sẽ thấy đau vai gáy, lan xuống dọc sống lưng.
III - Thiếu máu não ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Không chỉ gia tăng về số lượng, tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi còn có nguy cơ diễn tiến nặng do tâm lý chủ quan, coi thường bệnh và ít quan tâm, chú trọng đến sức khỏe Rất nhiều bệnh nhân chỉ thật sự tìm đến can thiệp y tế và thay đổi lối sống khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng và xuất hiện biến chứng điển hình như:
- Liệt tay chân nửa người hoặc cả người, tê nửa người, liệt nửa mặt, méo miệng, khó giao tiếp.
- Rối loạn giấc ngủ, tỉnh giấc ban đêm, khó ngủ.
- Rối loạn tính cách, khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, dễ rơi vào trạng thái kích động, phản ứng thái quá với mọi sự việc xung quanh, đôi lúc không thể kiểm soát hành động.
- Sa sút trí tuệ, suy giảm khả năng tư duy, thường gặp những cơn đau đầu dữ dội khi phải suy nghĩ nhiều về một vấn đề nào đó.
- Suy giảm trí nhớ tạm thời, khó tập trung, làm việc tư duy kém hiệu quả.
- Nghiêm trọng nhất là đột quỵ và xuất huyết não, mất khả năng nhận thức, đi lại và giao tiếp khó khăn, thậm chí có nguy cơ tử vong.
IV - Lưu ý để hạn chế, phòng tránh thiếu máu não cho người trẻ tuổi
Để đối phó với tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi, bạn cần đặc biệt chú trọng đến từng dấu hiệu cảnh báo bệnh và tìm cách loại bỏ trực tiếp các nguyên nhân gây bệnh. Lời khuyên cho bạn là:
- Thay đổi chế độ sinh hoạt, phân bổ thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ, tránh để bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức.
- Ngủ trước 11h, giảm bớt thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, thay vào đó là các hình thức vận động thân thể, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của huyết khối và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, máu mỡ...
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu đạm, sắt, omega 3, vitamin C, B12. Không tiêu thụ đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, phụ gia thực phẩm.
- Không sử dụng thức uống có cồn và các chất kích thích.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Thiếu máu não là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là đối tượng người trẻ. Đừng xem nhẹ các dấu hiệu có thể liên quan đến loại bệnh này cho dù thể trạng sức khỏe của bạn có tốt đến đâu. Thiếu máu não ở người trẻ cũng nguy hiểm không kém gì so với các độ tuổi khác, thậm chí gây ra những thương tổn khó hoặc không thể phục hồi. Chính vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ do thiếu máu não, hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, để khắc phục hiệu quả và an toàn tình trạng thiếu máu lên não, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược, từ những công ty có uy tín, được chứng nhận rõ ràng như dòng sản phẩm Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2, có tác dụng giúp bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu tới não.
DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc:
https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/7-ly-do-cho-chung-thieu-mau-nao-o-nguoi-tre-tuoi-ngay-cang-gia-tang-n18925.html